tháng 3 2017 ~ PHAN NGỌC LỢI

ĐẮC NHÂN TÂM 6 ĐỂ MỌI VIỆC LUÔN ĐƯỢC SUÔN SẺ


Nhớ lại năm 1898, 1 thảm kịch đã xảy ra tại thị trấn Rockland, New York. Buổi sáng tuyết lạnh và đầy trơn trượt hôm đó Jim Farley ra chuồng ngựa đóng yên cương đi dự đám tang 1 đứa thì con ngựa bỗng dưng trở chứng và tung 1 cú đá hậu làm anh tử vong tại chỗ, để lại vợ và 3 đứa con trai cùng vài trăm đô-la tiền bảo hiểm.

Con trai lớn nhất của anh, Jim, 10 tuổi, phải bỏ học để làm việc kiếm sống tại 1 nhà máy gạch. Cậu làm đủ mọi việc từ đẩy xe xúc, đổ đất vào khuôn sắp gạch phơi nắng. Jim không được may mắn học hành đến nơi đến chốn nhưng so với tính tình vui vẻ tự nhiên, cậu rất dễ làm cho người khác yêu mên mình.

Năm tháng trôi qua. cậu bé ngày xưa trở thành 1 người đàn ông từng trải, bước vào chính trường và nhanh chóng trở thành 1 chính trị gia có tài nhớ tên người 1 cách kỳ lạ. Ông chưa bao giờ nghe giảng tại 1 trường đại học nào. Nhưng trước năm ông 46 tuổi, 4 trường đại học đã tặng ông nhiều học vị danh dự, rồi ông trở thành Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc đảng Dân chủ Tổng giám đốc Bưu điện Mỹ. Tôi đã có lần phỏng vấn và hỏi Jim Farley về bí quyết thành công. Ông trả lời: "Cần cù làm việc". Tôi đáp lại: "Ông từng nói đùa". Ông hỏi ngược lại là theo tôi, lý do gì khiến ông thành công". Tôi đáp: "Tôi biết ông có thể tên riêng 10 ngàn người". Ông đáp lại: "Không, ông sai rồi, tôi có thể nhớ tên riêng 50 ngàn người".

Chính khả năng đặc biệt này đã giúp Farley đưa D. Roosevelt vaò Nhà Trắng khi ông điều hành chiến dịch tranh cử tổng thống cho Roosevelt năm 1932.

Trong những năm lăn lộn với cuộc sống, trải qua rất nhiều nghề, khi thù bán hàng cho 1 xí nghiệp thạch cao, khi phụ trách văn thư Tòa Thị chính Stony Point, ông đã xây dựng được quy tắc nhớ tên người. Mỗi khi mới làm quen với 1 người nào đó, ông tìm hiểu tên đầy đủ cũng như 1 vài sự kiện về gia đình, công việc và quan điểm chính trị của người ấy. Ông ghi nhớ tỉ mỉ mọi thông tin này vào trí óc như từng chi tiết của 1 bức tranh. Lần sau, khi gặp lại, dù 1 năm sau đó, ông vẫn có thể bắt tay, hỏi thăm về gia đình hay hỏi về cây trồng ở sân sau nhà người ấy. Bằng cách này, ông có được sự quý mến của rất nhiều người.

Trước chiến dịch tranh cử tổng thống của Roosevelt, mỗi ngày làm Jim Farley viết hàng trăm bức thư cho cử tri khắp các bang miền Tây và Tây Bắc. Sau đó, trong vòng 19 ngày ông đã đi khắp 20 bang, gần 20 ngàn cây số bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Đến mỗi nơi, ông bày tỏ những trăn trở của mình với cử tri qua các cuộc gặp gỡ thân mật, uống trà sáng, ăn trưa hay ăn tối rồi lại lên đường, bắt đầu 1 cuộc hành trình mới.

Ngay khi trở về miền Đông, ông viết thư cho những người thân nhất trong từng vùng mà ông đã đi thăm và hỏi họ danh sách những người đã đến dự buổi nói chuyện của ông. Cuối cùng gộp lại, danh sách đó lên đến hàng chục ngàn tên. Thế mà từng người 1 trên danh sách này đều nhận được thư riêng của Jim Farley. Những bức thư thường bắt đầu bằng "Bill thân" hay "Jale thân mến" và bao giờ cũng được kí tên đơn giản là "Jim".

Jim Farley đã sớm phát hiện rằng mọi người bình thường đều quan tâm đến tên riêng của mình nhiều hơn mọi tên riêng khác trên trái đất này cộng lại. Chỉ cần nhớ tên riêng của từng người, phát âm nó chuẩn xác là bạn đã tặng 1 lời khen tế nhị và rất hiệu quả cho người ấy. Còn nếu bạn quên, hay phát âm sai tên người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn tự đặt mình vào 1 tình cảnh rất khó chịu. Có lần tôi tổ chức 1 khóa diễn thuyết ở Paris và gửi thư cho tất cả công dân Mỹ đang sống ở thành phố này. Các nhân viên đánh máy lại không thạo tiếng Anh lắm nên đã phạm nhiều lỗi khi điền tên riêng của họ. Giám đốc 1 ngân hàng lớn của Mỹ tại Paris sau đó đã viết cho tôi 1 lời phê bình gay gắt vì tên ông bị viết sai.

Đôi khi, thật khó mà nhớ được tên 1 người, nhất là khi tên đó được phát âm rất phức tạp. Nhiều người thậm chí không chịu học cách phát âm mà lại gọi người ấy bằng 1 biệt hiệu cho dễ nhớ. Sid Levy đến thăm 1 khách hàng mà người có tên riêng là Nicodemus Papadoulos nhưng hầu hết mọi người đều chỉ gọi ông là "Nick". Levy nói: "Tôi cố gắng tập phát âm tên ông ấy suốt nhiều tuần trước khi đến thăm ông. Khi tôi chào  ông bằng tên đầy đủ của ông: "Chào ông Nicodemus Papadoulos", ông vô cùng ngạc nhiên. Sau vài phút im lặng, ông cảm động nói: "Ông Levy này, suốt 15 năm tôi sống ở đất nước này, chưa hề có ai gọi đúng được tên tôi cả!".

Bạn biết điều gì mang lại thành công cho Andrew Carnegie, người mệnh danh là vua thép của nước Mỹ không? Hàng ngàn người làm việc cho ông có kiến thức về thép hơn ông rất nhiều. Chỉ có điều ông biết cách đối xử với mọi người. Chính điều này đã khiến ông giàu có.

Ông cũng sớm biểu lộ 1 năng khiếu tổ chức và 1 tài năng thiêm bẩm về nghệ thuật lãnh đạo. Mới 10 tuổi, ông đã phát hiện ra tầm quan trọng đáng kinh ngạc của mọi việc gọi mọi người bằng tên riêng của họ. Và ông đã sử dụng phát hiện này để có được sự hợp tác nhiệt thành của mọi người trong suốt cuộc đời mình.

Khi còn là 1 cậu bé ở Scotland, ông nuôi 1 cặp thỏ. Chẳng bao lâu sau ông có cả đám thỏ con. Nhưng khó khăn lúc đó là ông chẳng có gì để nuôi chúng cả. Vào 1 ngày đẹp trời, ông chợt nảy ra 1 sáng kiến. Ông bảo bọn con trai, con gái trong vùng rằng nếu chúng kiếm được đủ cỏ 3 lá và bồ công anh để nuôi bọn thỏ, ông sẽ lấy lấy tên của chúng để đặt tên cho từng chú thỏ con. Kế hoạch ấy thành công như 1 phép lạ và Carnegie không bao giờ quên điều này.

Nhiều năm sau, ông kiếm hàng triệu hàng triệu đô-la cũng bằng cách sử dụng tâm lý này trong kinh doanh. Chẳng hạn, Andrew Carnegie muốn cung cấp đường ray bằng thép cho Công ty Đường sắt Pennsylvania mà J. Edgar Thomson lúc đó là Chủ tịch. Thế là ông dựng lên 1 nhà máy thép khổng lồ ở Pittsburgh và nó gọi là "Nhà máy Thép Edgar Thomson". Bạn hãy đoán xem, khi Công ty Đường sắt Pennsyvania cần thép làm đường ray, Edgar Thomson mua thép của ai? Nghệ thuật ghi nhớ, trân trọng tên bạn bè và các đối tác kinh doanh là 1 trong những bí quyết dẫn đến sự lãnh đạo thành công của Carnegie. Ông tự hào vì có thể gọi nhiều công nhân của mình bằng tên riêng của họ và chưa hề có 1 cuộc đình công nào xảy ra tại các nhà máy thép thời ông nắm quyền.

Benton Love, Giám đốc Phòng Thương mại Texas tin rằng 1 tập đoàn càng tăng trưởng thì càng trở nên xa cách. Và ông đưa ra 1 giải pháp: "Có 1 cách kết nối tinh thần tập đoàn, đó là nhớ được tên riêng của mọi người. Nhà quản trị nào bảo rằng ông ta không thể nhớ tên riêng nhân viên của mình thì cũng có nghĩa ông ta không thể nhớ 1 phần quan trọng trong công việc của ông ta. 

Karen Kích ở Rancho Palos Verdes bang California. tiếp viên hàng không của hãng du lịch hàng không Mỹ có thói quen học thuộc tên riêng của hành khách trong cabin và dùng tên riêng khi phục vụ họ. Hành khách hài lòng vì sự phục vụ của cô đến nỗi viết thư khen ngợi gửi cho hãng và cho riêng cô. Một hành khách viết: "Tôi mới đi máy bay của hãng hàng không Mỹ lần đầu nhưng từ nay tôi sẽ chỉ đi với quý hãng mà thôi. Phong cách phục vụ của các ông thật đặc biệt chân thành và đó là điều quan trọng với tôi".

Mọi người rất tự hào về tên riêng của mình nên cố gắng lưu danh bằng mọi giá. Từ bao thế kỷ nay, những nhà quý tộc, trùm tư bản tài trợ cho các nghệ sĩ, nhạc sĩ và các tác giả có mấy khi ngoài mục đích để tên riêng của mình được nằm trang trọng ở trang đầu tác phẩm, ở phần đề tặng, cảm ơn.

Các thư viện và các viện bảo tàng sở dĩ có được những bộ sưu tập phong phú nhất là nhờ những người không muốn để tên mình mất đi trong trí nhớ của nhân loại. Như thư viện New York có bộ sưu tập AStor và Lenox, viện Bảo tang Chính phủ duy trì tên của BenJamin Altman và J. P Morgan, gần như nhà thờ nào cũng được điểm bởi những cửa sổ bằng kính màu ghi tên những người bảo trợ. Nhiều tòa nhà, giảng đường của hầu hêt các trường đại học đều mang tên những người đóng góp những số tiền lớn cho trường.

Hầu hết chúng ta không nhớ tên người khác đơn giản là vì chúng ta thường đổ lỗi cho bận rộn mà không dành thời gian và công sức cần thiết để tập trung nhớ, lặp đi lặp lại khắc sâu những tâm trí đó vào tâm trí mình.

Đối với nhiều người, tên gọi chỉ đơn thuần là 1 cái tên. Quan niệm này hoàn toàn sai. Khi chúng ta có thể nhớ và gọi tên người khác 1 cách chính xác, thân mật, chứng tỏ chúng ta đã thể hiện 1 sự quan tâm chân thành đến người đó. Và dĩ nhiên, những ai được quan tâm chân thành sẽ cũng dành tình cảm tượng tự cho chúng ta.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt hiển nhiên là 1 người rất bận rộn, ấy vậy mà ông vẫn dành thời gian để nhớ và có thể nhắc lại tên riêng của mọi người. Kể cả 1 người thợ máy bình thường mà ông có dịp tiếp xúc.

Chuyện là công ty Chrysler sản xuất 1 chiếc xe riêng cho Tổng thống vì ông không thể sử dụng loại xe bình thường do 2 chân bị bại liệt. Và, W. F. Chamberlain, người của công ty Chrysler, đã kể lại việc giao xe cho Tổng thống tại Nhà Trắng trong bức thư gửi cho tôi như sau:

"Khi tôi đến Nhà Trắng, Tổng thống chào tôi hết sức niềm nở. Ông gọi tôi bằng tên riêng, khiến tôi cảm thấy rất thoải mái và đặc biệt gây cho tôi ấn tượng rằng ông thực sự quan tâm đến những điều tôi trình bày. Chiếc xe được thiết kế sao cho có thể sử dụng hoàn toàn bằng tay. Trước đám đông đang tập trung xung quanh đang ngắm nhìn chiếc xe, ông nhận xét: "Tuyệt quá. Chỉ cần bấm nút là nó chạy mà không cần phải cố gắng gì nữa. Đẹp thật, không biết làm sao mà nó hoạt động được. Hôm nào rảnh rỗi, tôi phải tháo ra xem mới được". Khi bạn bè và những người cộng tác của Tổng thống trầm trồ chiếc xe, ông nói với tôi: "Ông Chamberlain ạ, tôi thực sự cảm kích việc các ông đã bỏ thời gian và công sức để sáng tạo ra chiếc xe này. Quả thật là điều tuyệt vời!". Tổng thống ngắm bộ tản nhiệt, tấm gương phía sau, chiếc đồng hồ, đèn chiếu đặc biệt, vải bọc nệm, vị trí của người lái xe, những vali riêng trong hòm xe với những chữ lồng chéo vào nhau trên mỗi vali. Ông chú ý tới mọi chi tiết và cố tình nêu bật những bộ phận này lên để bảo bà Roosevelt, cô Pektins, Bộ trưởng Bộ lao động và thư ký riêng của ông chú ý. Vừa nghe tôi hướng dẫn sử dụng xong, Tổng thống nói: "Ông Chamberlain, tôi đã để người bên Cục dự trữ liên bang chờ hết 30 phút. Tôi cần phải trở lại làm việc thôi". Tôi có dẫn theo 1 người thợ máy. Anh ta rất nhút nhát, đứng lùi lại phía sau, không dám nói câu nào. 
Tổng thống chỉ chỉ tôi giới thiệu tên anh ta 1 lần lúc mới đến. Vậy mà trước khi đi, Tổng thống tìm người thợ máy này, bắt tay anh ta, gọi bằng tên riêng và cám ơn 1 cách chân thành.

Vài ngày sau khi trở về New York, tôi nhận được 1 bức chân dung có chữ ký của Tổng thống Roosevelt với lời cám ơn. Ông tìm đâu ra thời giờ để làm điều đó, đây vẫn còn là điều bí ẩn đối với tôi."

Franklin D. Roosevelt biết rằng 1 trong những cách đơn giản nhất, có hiệu quả nhất và quan trọng nhất để thu phục lòng người là nhớ được tên riêng của họ và làm cho họ cảm thấy mình quan trọng. Và bao nhiêu người trong chúng ta đã thực hiện được điều đó?

Một trong những bài học đầu tiên của 1 chính trị gia là phải nhớ được tên riêng của cử tri. Quên điều đó là sẽ dễ mất đi vị thế của mình. Cũng như trong chính trị, khả năng nhớ được tên riêng cũng rất quan trọng trong kinh doanh và giap tiếp xã hội.

Napoleon Đệ tam, Hoàng đế của nước Pháp, cháu của Napoleon Đại đế, tự hào chia sẻ rằng mặc dù công việc rất bận rộn nhưng ông vẫn nhớ được tên của mọi người mà ông từng gặp.

Ông đã làm điều đó như thế nào? Rất đơn giản. Nếu không nghe rõ được tên riêng, ông sẽ nói: "Xin lỗi. Tôi không nghe rõ tên ông/bà". Nếu đó là 1 cái tên lạ, ông thường nói: "Xin lỗi, tên ông/bà được viết như thế nào?". Trng lúc nói chuyện, ông lặp lại tên người đối thoại nhiều lần và tìm cách ghi nhớ tên ấy và tìm cách ghi nhớ tên ấy kết hợp với những điểm gương mặt, phong thái và dáng điệu. Nếu đây là 1 nhân vật quan trọng, Napoleon còn chịu khó khăn hơn nữa. Ông viết tên người ấy trên 1 mảnh giấy, nhìn thật kĩ, tập trung ghi nhớ. Với cách này, tai nghe, mắt thấy, trí óc tập trung, cái tên ấy sẽ được nhớ mãi.

Tất cả những thói quen tốt này rất cần có thời gian để rèn luyện, phát triển. Chúng ta cần nhận rã điều kỳ diệu ẩn chưa sau tên gọi của mỗi con người và ghi nhớ rằng mỗi cái tên, dù đơn giản đến đâu, cũng chính là điều quan trọng va niềm vui của người ấy. Do vậy, mà thông tin mà chúng ta đang trao đổi hay những câu chuyện giữa 2 bên sẽ trở nên thật đặc biệt khi chúng ta lồng vào trong đó tên của người chúng ta đang giao tiếp. Cho dù họ là ai, người hầu bàn hay vị tổng giám đốc, cái tên vẫn luôn đem lại điều kì diệu khi chúng ta gọi đúng nó.

* Những đức tính tốt được phát triển và rèn luyện từ rất nhiều công sức và lòng quyết tâm.
Ralph Waldo Emerson 
NGUYÊN TẮC 6:
LUÔN NHỚ T\RẰNG TÊN CỦA 1 NGƯỜI LÀ ÂM THANH ÊM ĐỀM, THÂN THƯƠNG VÀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI HỌ.

Thơ Hàn Mặc Tử

Thơ Hàn Mặc Tử

 Tết 2017 về quê
Có chuyến đi chơi khu du lịch Ghềnh Ráng Quy Nhơn
Quá đẹp và mơ mộng
Các bạn có đi ngang Bình Định ghé thăm Ghềnh Ráng Quy Nhơn Nhé


ĐẮC NHÂN TÂM PHẦN 2: 6 CÁCH TẠO THIỆN CẢM, 4 THÀNH THẬT QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC





Công ty Điện thoại New York đã từng tiến hành 1 nghiên cứu chi tiết qua các cuộc điện thoại để tìm xem từ nào là từ dùng nhiều nhất. Kết quả cho thấy đó là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "Tôi". Nó đã được dùng 3.900 làn trong 500 cuộc điện thoại.

Khi nhìn bức ảnh 1 nhóm người trong đó có bạn thì ai là người bạn tìm kiếm đầu tiên?
Nếu bank tin là mọi người đều chú ý đến bạn xin hãy trả lời câu hta hỏi sau đây: "Nếu chẳng may hôm nay tôi qua đời thì có bao nhiêu người đến viếng và đưa tiễn tôi?". Khi chúng có gây ấn tượng với người khác chỉ để người ấy quan tâm đến mình, chúng ta sẽ không bao giờ có nhiều bạn bè thật sự chân thành.

Alfred Adler,  nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo, trong kiệt tác Cuộc đời có ý nghĩa như thế nào (What Life Should Mean To You) đã viết: "Ai không quan tâm đến đồng loại sẽ gặp những khó khăn lớn nhất trong đời và sẽ gây ra những tổn hại lớn nhất cho người khác. Chính từ những cá nhân ấy mà mọi thất bại của con người nảy sinh".
Nhận định của Adler trọn vẹn đến mức tôi rất muốn được lặp lại: "Ai không quan tâm đến đồng loại sẽ gặp những khó khăn lớn nhất trong đời và sẽ gây ra những tổn hại lớn nhất cho người khác , và sau đó đến chính họ. Chính từ những cá nhân ấy mà mọi thất bại và tại họa của con người nảy sinh".

Tôi từng dự 1 khóa viết truyện ngắn ở Đại học New York. Khi đó, giám đốc 1 tạp chí hàng đầu đã phát biểu: "Nếu không quan tâm đến mọi người thì đừng mong trở thành 1 nhà văn viết truyện ngắn thành công". Ông nói rằng, chỉ cần đọc 1 vài đoạn trong bất kỳ truyện ngắn nào, ông đều có thể nói ngay tác giả đó có yêu độc giả của mình hay không. "Nếu như viết không quan tâm, không trân trọng độc giả thì độc giả sẽ không thích truyện của người đó".
Việc đối nhân xử thế cũng vậy.

Tôi có dịp trò chuyện với Howard Thhurston, 1 ảo thuật gia nổi tiếng thế giới trong lần cuối cùng ông xuất hiện trên sân khấu Broadway. Suốt 40 năm, ông đã từng làm hơn 60 triệu người phải tròn xoe mắt kinh ngạc trước những màn biểu diễn của mình và ông đã kiếm được tổng cộng 2 triệu đô-la nhờ công việc ấy.

Tôi hỏi bí quyết thành công của Thurston, ông cho rằng giáo dục trong trường học chẳng liên quan tới thành công của ông. Khi còn là 1 cậu bé, ông đã bỏ nhà đi lang thang, nhảy tàu, ngủ bờ ngủ bụi và xin ăn hết nhà này đến nhà khác. Ông học chữ qua các pa-nô quảng cáo và các biểu chỉ đường. 

Phải chăng ông có kĩ thuật siêu đẳng về ảo thuật? Không, ông bảo rằng có hàng trăm quyển sách viết về ai thuật và hàng chục người biểu diễn hơn ông. Tuy nhiên, ông có 2 điều mà những người khác không có. Thứ nhất, ông có khả năng nêu bật nhân cách của mình vượt trên ánh đèn của sân khấu. Ông là 1 nhà ảo thuật bậc thầy. Ông hiểu bản tính con người. Mọi điều ông làm, mọi cử chỉ, giọng nói, mỗi cái ngước mắt nhìn đều đã được tính toán cản thận từ trước. Mỗi động tác của ông đều được tính đến 1 phần nhỏ của giây, Thứ 2, và điều này mới quan trọng là Thurston có 1 tình yêu thật sự dành cho khán giả. Ông bảo, nhiều nhà ảo thuật thường nhìn khán giả và tự nhủ: "Tốt lắm, đây là 1 đám người tỉnh lẽ dễ lừa bịp, ta sẽ đánh lừa họ dễ dàng thôi!". Thurston thì khác hẳn: "Tôi biết ơn những người đến xem tôi biểu diễn. Họ cho tôi cơ hội kiếm sống bằng 1 nghề rất thú vị. Tôi sẽ đem đến cho họ những màn trình diễn hay nhất của tôi".


Ông chưa bao giờ ra trước ánh đèn sân khấu mà không tự nhủ: "Tôi yêu khán giả của tôi. Tôi yêu quý tất cả các bạn".

Chắc hẳn các bạn nghĩ rằng cách nói của ông có vẻ ngớ ngẩn và buồn cười. Nhưng đó thực sự là phương pháp được 1 trong những nhà ảo thuật nổi tiếng mọi thời đại sử dụng thành công.

Đây cũng chính là bí quyết của Tổng thống Theodore Roo-sevelt. Ngay cả những người phục vụ cũng yêu mến ông. James E. Amos, 1 người phục vụ của Theodore Roosevelt, đã viết 1 cuốn sách về ông nhan đề Theodore Roosevelt - thần tượng của những người phục vụ (Theodore Roosevelt, Hero to His Valet). Trong sách có đoạn: "Có lần, vợ tôi hỏi Tổng thống con chim bob-white trông như thế nào vì cô ấy chưa từng nhìn thấy. Lúc đó ngài mô tả cặn kẽ  cho cô ấy. Lát sau, chúng tôi có điện thoại. Đầu dây bên kia là Tổng thống. Ngài gọi và bảo vợ tôi rằng, hiện có 1 con chim bob-white ngoài sân, cứ nhìn ra cửa sổ sẽ thấy ngay. Tính cách của ngài là thế, lúc nào cũng thân thiện, ân cần. Mỗi khi đi ngang qua căn phòng của chúng tôi, dù không nhìn thấy vợ chồng tôi ở đấy, ông vẫn gọi to: "Annie!" hoặc "James!" Giống hệt như lời chào hỏi giữa những người bạn với nhau".

Làm sao nhân viên không yêu mến ngững nhà lãnh đạo như thế? Làm sao mọi người lại không yêu mến 1 nhân cách như thế?

Roosevelt còn dược kính trọng vì tính cách rất khiêm tốn của mình. Sau khi mãn nhiệm, có lần ông được mời vào Nhà Trắng khi Tổng thống và Phu nhân không ở đấy. Ông đến và chào tất cả những nhân viên cũ mà ông gặp bằng tên thân mật của họ.

Archie Butt kể lại: Khi Rooosevelt gặp cô phụ bếp Alice, ông hỏi Alice có còn làm món bánh ngô hay không. Alice đáp cô vẫn làm nhưng bây giờ chỉ dành cho những người phục vụ. Roosevelt nói ngay: "Ồ, sao họ lại không biết thưởng thức như vậy! Ta sẽ nói điều này với Tổng thống khi ông ấy quay về", và vui vẻ nhận chiếc bánh ngô mà Alice tặng ông sau đó. Trên đường ra về, ông vẫy chào tất cả những người làm vườn mà ông gặp. 

"Sự trân trọng của Roosevelt với những người đã từng làm việc và phục vụ mình trước đây khiến chúng tôi vô cùng xúc động." -Ike Hoover, đội trường đội cận vệ làm việc hơn 40 năm ở Nhà Trắng, xúc động kể lại. Ông nói: "20 năm rồi chúng tôi mới có lại 1 ngày hạnh phúc như thế. Không tiền bạc nào có thể đánh đổi được những tình cảm như vậy".

Một người bình thường vẫn có thể nhận được sự chý ý cũng như thời gian và sự hợp tác của những nhân vật nổi tiếng bằng cách thực sự quan tâm và ngưỡng mộ họ. Cách đây nhiều năm, tôi tổ chức 1 khóa học cách viết tiểu thuyết ở Viện Nghệ thuật và Khoa học Brooklyn. Chúng tôi mong muốn những tác giả nổi tiếng như Katheen Norris, Fannie Hurst, Ida Tarbell, Albert Payson Terhune, Rupert Hughes đến Brooklyn và chia những kinh nghiệm quý báu của họ. Thế là chúng tôi viết thư cho những tác giả nổi tiếng này, bày tỏ lòng cảm kích và ngưỡng mộ đối với họ những tác phẩm của họ và rất mong nhận được lời khuyên cũng như học những bí quyết thành công từ họ. 

Mỗi bức thư đều được ký với gần 150 học viên. Trong thư chúng tôi cũng trình bày rằng chúng tôi hiểu các tác giả đều rất bận rộn nên không thể chuẩn bị 1 bài diễn thuyết được. Vì thế, chúng tôi đính kèm 1 danh những câu hỏi về phương pháp viết văn để họ đều đến Brooklyn để chia sẻ với chúng tôi.

Cũng bằng phương pháp này, tôi đã thuyết phục được Leslie M. Shaw, Bộ  trưởng Bộ Tài chính trong chính phủ của Theodore Roosevelt; Geogre Wickersham, Chưởng lí trong nội các Taft; William Jenning Bryan, Franklin D. Roosevelt và nhiều nhân vật lỗi lạc khác đến nói chuyện với các học viên. 

Công nhân trong 1 nhà máy, nhân viên trong 1 cơ quan hay 1 ông vua trên ngài vàng đều yêu thích những người thán phục mình. Hoàng đế Đức là 1 ví dụ điển hình. Vào cuối cuộc Chiến TRanh Thế giới thứ 1, có lẽ ông là con người bị cả thế giới khinh bỉ. Ngay cả người dân nước ông cũng chống lại ông. Ông phải sang Hà Lan tị nạn chính trị. Hàng triệu người muốn xé xác nhà vua vì sự căm phẫn đang sôi sục trong họ. Ngay vào lúc đó, 1 cậu bé viết cho nhà vua 1 bức thư đơn giản, chân thành và đầy tình thương mến, cảm phục. Cậu bé viết rằng dù cho ai có nói gì đi nữa, bao giờ cậu cũng yêu quý Wilhelm và xem ông như vị hoàng đế của mình. Nhà vua rất cảm động khi đọc thư và ngay lập tức, ông đã mời cậu bé đến gặp mình. Cậu bé không đến 1 mình mà đi với mẹ. Sau đó, vị hoàng đế đã cưới mẹ của cậu bé dễ thương. Câu chuyện có thật nhưng lại giống như 1 câu chuyện cổ tích.

Có 1 nguyên tắc rất cơ bản. Nếu chúng ta muốn có những người bạn thật sự thì hãy nghĩ và làm việc gì đó cho họ, dành cho họ thời gian, sức lực và sự quan tâm không vụ lợi.

Tôi có thói quen kín đáo dò hỏi ngày sinh của bạn bè từ rất nhiều năm trước. Vào đầu mỗi năm , tôi ghi chú những ngày sinh nhật này trong quyển lịch bỏ túi. Khi những ngày ấy đến, tôi sẽ gửi 1 bức thư hay 1 món quà cho họ. Và bạn có tin không, sự vui mừng của họ khiến tôi cảm thấy dường như mình là người duy nhất trên trái đất này nhớ đến ngày sinh của họ.

Nếu như bạn muốn kết bạn với người khác thì hãy chào họ 1 cách sôi nổi và nhiệt tình. Khi có ai đó gọi điện thoại cho bạn, bạn hãy nói câu "Xin chào!" bằng 1 giọng biểu lộ sự vui thích thật lòng. Bạn đã từng nghe về "gionhj nói biết cười" đúng không? Nhiều công ty huấn luyện nhân viên trực điện thoại chòa người gọi đến bằng giọng nói toát lên niềm vui, sự quan tâm và lòng nhiệt tình. Người gọi đến sẽ cảm thấy được quan tâm thực sự. Đừng quên điều này khi bạn gọi hay trả lời điện thoại hôm nay nhé.

Biểu lộ sự quan tâm chân thành đối với người khác không những giúp bạn có thêm bạn bè mà còn có thể làm tăng long trung thành của khách hàng đối với công ty bạn.

Trong 1 kỳ phát hành của tờ báo thuộc Ngân hàng Quốc gia Bắc Mỹ ở New York, tòa soạn đã cho đăng lá thư của 1 khách hàng tên Madeline Rosedale gửi giám đốc ngân hàng này. Lá thư như sau:

"Tôi muốn ông biết rằng tôi rất quý mến các nhân viên làm việc trong ngân hàng của ông. Ai cũng lịch sự, nhã nhặn và sẵn sàng  giúp đỡ. Thật thú vị khi được 1 cô thu ngân chào đón vui vẻ sau khi mình đã chờ đợi lâu như vậy. Năm rồi, mẹ tôi nằm bệnh viện suốt nhiều tháng. Toi thường giao dịch với Marie Petrucello, cô ấy quan tâm cả đến gia đình tôi và hỏi thăm tình hình sức khỏe của mẹ tôi".

Bạn nghĩ khách hàng Rosedale có bỏ ngân hàng này được không?

Charles R. Walters, nhân viên của 1 trong những ngân hàng lớn nhất New York được giao nhiệm vụ chuẩn bị 1 báo cáo mật về 1 tập đoàn. Anh chỉ biết có 1 người duy nhất nắm những thông tin mà anh cần gấp. Khi Walters được đưa vào phòng của nhân vật nắm giữ thông tin quan trọng này, anh nghe cô thư ký tre bản rằng hôm nay cô không có con tem nào cho ông  cả. Ông giải thích với Walters: "Tôi đang sưu tầm tem cho thằng con trai 12 tuổi". Walters trình bày công việc của mình và bắt đầu đưa ra những câu hỏi. Ông Trưởng phòng này tỏ ra mơ hồ, trả lời chung chung mà không đi vào trọng tâm. Ông không muốn nói và xem ra không điều gì có thể thuyết phục ông ta nói cả. Cuộc phỏng vấn ngắn ngủi và khô khan. Ông Walters nói khi kể lại câu chuyện cho lớp học của tôi nghe: "Thú thực, tôi không biết nên làn như thế nào. Sau đó, tôi nhớ lại điều mà cô thư ký đã nói với ông ta, đó là những con tem, cậu con 12 tuổi... Và tôi chợt nhớ rằng bộ phận đối ngoại của ngân hàng chúng tôi giao dịch thư từ khắp nơi nên chúng tôi có những con tem từ rất nhiều quốc gia trên thế giới. Chiều hôm sau, tôi lại đến thăm ông trưởng phòng này và viết 1 lưu ý nhỏ gửi trước cho ông rằng tôi có được vài con tem cho cậu con trai của ông. Ông ta bắt tay tôi niềm nở như thể đang tranh cử tri để tìm đường vào Quốc hội. Nụ cười Tưng bừng nở trên mặt ông và thiện chí biểu lộ rõ rệt qua thái độ. Ông vừa nói vừa ngắm nhìn, vừa vuốt ve những con tem: "Thằng George nhà tôi sẽ thích những con tem này lắm! Quả là 1 kho báu!". Chúng tôi có nửa đồng hồ nói chuyện về tem và xem hình cậu bé. Ngay sau đó, anh dành hơn 1 giờ cung cấp cho tôi mọi thông tin mà tôi cần, thậm chí không cần tôi phải gợi ý. Rồi ông lại gọi những nhân viên khác vào  để bổ sung thêm nữa. Chưa hết, ông còn gọi điện thoại cho 1 vài người cộng tác với ông. Ông cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin mới, các sự kiện, hình ảnh, báo cáo và cả những thư từ liên quan. Theo cách nói của giới phóng viên, tôi đã có được những tin tức hấp dẫn và hot nhất".

Dưới đây là 1 minh họa khác.

Nhiều năm ròng, C. M. Knaphle ở Philadelphia tìm cách bản chất đốt cho 1 tổ chức bán hàng đa cấp hơn. Nhưng công ty này vẫn tiếp tục mua chất đốt của 1 nhà cung cấp ngoài thành phố và họ giao ngay trước cổng công ty của Knaphle. Một buổi tối nói chuyện trước lớp học của tôi, ông Knaphle bộc lộ sự bực tức đối với công ty bán hàng đa cấp nọ.

Tôi gợi ý ông thử 1 cách tiếp cận khác. Chúng tôi tổ chức 1 cuộc tranh luận giữa những học viên trong lớp về sự phát triển của lối bán hàng đa cấp đang gây cho đất nước nhiều thiệt hại hơn lợi ích.

Theo gợi ý của tôi, Knaphle đứng về phía ủng hộ. Ông tán  thành và bênh vực những tổ chức bán hàng đa cấp. Sau đó, ông đến gặp thẳng 1 ủy viên quản trị của tổ chức bán hàng đa cấp mà ông từng bực tức: "Tôi đến không đến đây để tìm cách bán chất đốt. Tôi đến để nhờ ông giúp, bởi vì tôi không nghĩ ra 1 người nào khác có đủ khả năng và kiến thức sâu rộng cho tôi được những lời khuyên mà tôi đang cần. Tôi sẽ rất biết ơn những giúp đỡ của ông".

Sau 1 phút nghe tôi trình bày,  ông ấy mời tôi ngồi và nói chuyện với tôi đúng 1 giờ 40 phút. Ông gọi 1 người quản trị khác vốn đã từng viết 1 quyển sách về bán hàng đa cấp, đang giữ việc soạn thảo văn bản sau cuộc tranh luận về vấn đề này.

Ông ấy cảm thấy rằng việc bán hàng đa cấp đã góp phần mang lại lợi ích thực sự cho con người. Ông tự hào về điều ông đang làm cho hàng trăm cộng đồng. Khi nói, mắt ông sáng bừng lên và tôi phải thú nhận rằng ông đã mở mắt cho tôi thấy được những điều tôi chưa bao giờ mơ đến. Ông đã làm thay đổi toàn bộ thái độ và cách nhìn của tôi.

Khi tôi ra về, ông đưa tôi ra cửa, ôm vai tôi rồi chúc tôi thành công trong cuộc tranh luận. Ông còn ân cần bảo  tôi trở lại và cho ông biết kết quả như thế nào. Những lời cuối cùng của ông là: "Mong rằng anh sẽ trở lại. Tôi muốn đặt hàng chất đốt của anh".

Với tôi, điều đó gần như là 1 phép màu. Ông sẵn lòng mua chất đốt cho tôi mà không cần tôi gợi ý hay yêu cầu. Chỉ bằng việc thực sự quan tâm đến ông và công việc của ông chứ không phải bắt ông quan tâm đến tôi và sản phẩm của tôi, trong chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, tôi đã được kết quả mà suốt 10 năm qua tôi tìm kiếm vô vọng".

Khôsg phải ông Knaphle phát hiện được chân lý mới. Một trăm năm trước khi Chúa Jesus ra đời, nhà thơ La Mã lừng danh Publilius Syrus đã nhận xét: "Chúng ta chỉ quan tâm đến người khác khi họ quan tâm đến chúng ta".

Cách biểu lộ sự quan tâm cũng tương tự việc ứng dụng các nguyên tắc khác trong đối nhân xử thế: phải thật lòng, không giả dối. Nó phải có lợi với người biểu lộ mối quan tâm và cả người nhận được sự quan tâm. Kết quả cuois cùng luôn phải đảm bảo đôi bên cùng có lợi. 

Martin Ginberg, 1 học viên của tôi ở Long Island, New York, kể về 1 người điều dưỡng đã gây ấn tượng đặc biệt cho ông và tác động sâu sắc đến đời ông như sau: "Đó là ngày lễ Tạ ơn năm tôi lên 10. Tôi đang nằm trong 1 bệnh viện từ thiện của thành phố để hôm sau trải qua 1 ca phẫu thuật quan trọng. Tôi biết rằng mình sẽ phải chịu đựng đau đớn và bị giữ chặt trên giường hàng tháng trời. Cha tôi đã qua đời. Hai mẹ con tôi sống trong 1 căn phòng nhỏ. Thật không may là ngày hôm ấy mẹ tôi lại bị bệnh nên không thể đến thăm tôi được. 

Ngày hôm đó cứ kéo dài ra mãi. Cảm giác cô đơn, thất vọng và sợ hãi bao trùm lấy tôi. Tôi biết mẹ tôi cũng ở nhà 1 mình, lo lắng cho tôi không có ai bên cạnh, không có ai để cùng ăn và thậm chí không có đủ tiền để đãi tôi 1 bữa tiệc vào ngày lễ Tạ ơn. Nước mắt tủi thân cứ trào ra. Tôi gục đầu trên gối, đau xót, tự thương mình và thương mẹ. Cả người tôi đau đớn như bị tra tấn. Một cô điều dưỡng tập sự nghe tiếng khóc đã đến bên tôi. Cô kéo chăn ra khỏi mặt tôi và bắt đầu lau nước mắt cho tôi. Cô chia sẻ với tôi cảm giác cô đơn và tâm sự rằng cô cũng rất buồn vì phải làm việc và không thể về với gia đình trong lúc cần sum họp này. Thế rồi cô mời tôi cùng ăn trưa. Đó là 2 khay thức ăn với những món ăn thường dùng cho ngày lễ Tạ ơn. Dù theo kế hoạch vào 4 giờ chiều cô có thể ra về, song cô vẫn ở lại với tôi cho đến tận 11 giờ đêm. Cô vui đùa, nói chuyện với cho đến khi tôi chìm vào giấc ngủ. Nhiều lễ Tạ ơn khác đã đến và qua đi trong đời nhưng tôi vẫn luôn nhớ mãi lễ Tạ ơn năm ấy. Tôi đã chìm trong nỗi lạnh lẽo của cảm giác hụt hẫng, cô đơn và sợ hãi nhưng bỗng tìm thấy hơi ấm và sự dịu dàng từ 1 người hoàn toàn xa lạ. Từ lúc đó, tôi được tiếp thêm sức mạnh thần kì để có thể vượt qua tất cả những đau đớn, buồn khổ xảy đến trong đời mình".

Sự quan tâm chân thành đến người khác sẽ tạo ra những phép màu. Phép màu ấy không chỉ dành cho người khác mà còn dành cho chính bạn.

* Hãy luôn nhớ rằng bạn có 2 cánh tay: 1 để tự giúp mình, và 1 để giúp người khác.

* Một người có thể thành công trong hầu hết mọi việc nếu anh ta có 1 lòng nhiệt tình vô hạn.



NGUYÊN TẮC 4:


THẬT LÒNG QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC


ĐẮC NHÂN TÂM 3 AI LÀM ĐƯỢC ĐIỀU DƯỚI ĐÂY, NGƯỜI ĐÓ SẼ CÓ CẢ THẾ GIỚI



Tôi thường đi câu cá vào mùa hè. Tôi rất thích ăn kem và trái cây nhưng cá lại thích ăn giun. Vì thế, khi đi câu, tôi không nghĩ đến món khoái khẩu của mình mà nghĩ đến món khoái khẩu của cá. Tôi không móc kem hoặc trái cây vào lưỡi câu mà là 1 con giun hay 1 con châu chấu, treo mồi trước mặt con cá và nói: "Này, cá, có phải mày thích cái này không?".
Ứng xử với con người cũng vậy.
Đây là điều mà Lloyd Gerge, vị thủ tướng vĩ đại của Anh thế chiến thứ I, đã làm của mẹ, khiến mẹ chúng lo lắng đến phát ốm. Carnegie đánh cược 1 trăm đô-la rằng ông có thể làm cho 2 đứa cháu trả lời ngay lập tức mà thậm chí không cần phải yêu cầu 1 lời nào. Ông viết cho 2 đứa cháu 1 bức thư hỏi thăm, cuối thư nói rằng ông có gửi mỗi đứa 1 tờ 5 đô-la. Nhưng ông giả vờ quên không bỏ tiền vào phong bì. Và đúng như ông tiên đoán. Thư trả lời đến ngay lập tức: "Chú Andrew thân mến...". Tôi đoán chắc rằng là bạn có thể tự mình đoán ra phần còn lại của bức thư.
Một ví dụ khác về cách thuyết phục là câu chuyện của Stan Novak ở Cleveland, Ohio. Buổi chiều nọ, Stan đi làm về và thấy đứa con trai út tên Tim đang ngào khóc trong phòng khác. Cậu bé không muốn đến trường. Tim nói với cha: "Bởi vì con không muốn đến trường muộn". Sự hăng hái của cha mẹ và con trai đã làm nảy sinh ở Tim sự khao khát đến trường, trong khi bao nhiêu lời khuyên bảo hay dọa nạt đều vô ích.
Nếu lần sau, bạn muốn thuyết phục ai đó đi làm việc gì thì trước khi làm điều đó, bạn hãy tự hỏi mình: "Tôi có thể làm gì để người đó tự nguyện làm điều này?".
Tôi thường thuê theo mùa 1 khán phòng lớn tại 1 khách sạn ở New York (khoảng 20 buổi tối mỗi mùa) để tổ chức các cuộc diễn thuyết. Gần đến ngày khai mạc, người quản lí khách sạn đột ngột báo tin rằng tiền thuê đợt này tăng gấp 3 lần so với trước. Lúc đó, toàn bộ thư mời đã được gửi đi. Dĩ nhiên, tôi không muốn trả thêm tiền, nhưng nói với khách sạn về những điều tôi muốn có lợi ích gì? Họ chỉ quan tâm đến điều họ muốn. Hai ngày sau tôi quyết định đến gặp người quản lí và nói:
"Tôi rất bất ngờ khi nhận được thư của ông nhưng tôi không hề trách ông. Nếu ở vào cương vị của ông, có lẽ tôi cũng làm tương tự. Trách nhiệm của người quản lí khách sạn là phải đạt được lợi nhuận bằng mọi cách. Nếu ông không làm thế, ông sẽ bị đuổi việc. Tôi hoàn toàn thông cảm với ông. Vậy bây giờ chúng ta cùng thử phân tích những cái được và những cái mất có thể xảy ra nếu ông tăng tiền thuê đợt này nhé!".
Sau đó, tôi lấy ra 1 tờ giấy, vạch 1 đường ở giữa, bên này ghi "Được" và bên kia "Mất". Dưới mục "Được" tôi mở ngoặc và viết dòng chữ "nếu khán phồng còn trống". Sau đó tôi tiếp tục: "Ông sẽ được thuận lợi là có phòng cho thuê khiêu vũ hay tổ chức sự kiện. Đây là 1 thuận lợi to lớn đem đến cho ông nhiều tiền hơn so với thuê phòng làm hôi nghị. Nếu như tôi chiếm khán phòng suốt 20 đêm trong thời gian cao điểm trong mùa thì chắc chắn ông sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Bên cạnh đó, cũng có 1 vài điều bất lợi. Trước hết, ông chẳng tăng được thu nhập từ tôi, trái lại còn bị mất đi, vì nếu phải trả số tiền thuê cao như vậy tôi đành phả tổ chức hội nghị tại 1 nơi khác. Lại còn 1 thiệt hại nữa cho ông. Những bài diễn thuyết của tôi sẽ thu hút nhiều giới thượng lưu  và trí thức đến khách sạn này. Đây là lời quảng cáo rất tốt cho khách sạn của ông. Nếu ông trả 5 ngàn đô-la để quảng cáo trên báo, ông không thể thu hút được khách hàng chất lượng như thế đến khách sạn của ông. Như vậy nếu không có những bài diễn thuyết của tôi thì khách sạn bị thiệt thòi nhiều". Vừa nói, tôi vừa viết 2 điều ấy dưới mục "Mất" và trao tờ giấy cho ông quản lí và bảo: "Mong ông suy xét cho kỹ những điều lợi hại này rồi cho tôi quyết định cuối cùng". Hôm sau, tôi nhận bức thư báo rằng tiền của tôi chỉ tăng 50% chứ không phải là 300%. Thực sự, có được việc giảm giá này là không phải do tôi nói về điều mình mong muốn mà chỉ nói về điều ông quản lí khách sạn muốn và cách đạt được điều mong muốn đó như thế nào.
Henry Ford nói: "Nếu có 1 bí quyết nào đó để thành công, thì nó nằm ở khả năng hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và nhìn sự việc theo góc độ của người ấy cũng như theo góc độ của mình". Đây là lời khuyên kinh điển nhất từ xưa đến nay trong nghệ thuật đối nhân xử thế.
Một chân lý đơn giản và hiển nhiên mà bất kì ai cũng biết. Thế nhưng, 90% con người trên trái đất này này lại quên dùng nó trong suốt 90% thời sống của mình.
Hãy  xem những bức thư được chuyển đến bài viết của bạn vào sáng mai, bạn sẽ thấy hầu hết đều vi phạm nguyên tắc quan trọng ấy.
Chúng ta sẽ cùng thử đọc và phân tích bức thư của giám đốc bộ phận truyền thông của 1 công ty quảng cáo có chi nhánh trên toàn quốc gửi cho những người quản lí các trạm phát thanh địa phương (trong ngoặc đơn là phản ứng giả định của chúng ta khi đọc từng đoạn 1).
Kính gửi ông John Blank 
Blanklville, Indiana
Ông Blank thân mến!
Công ty ------ luôn mong muốn vị trí đứng đầu ngành quảng cáo ở lĩnh vực truyền thanh.
(Ai cần biết công ty ông muốn gì? Tôi lo việc của tôi còn chưa xong. Ngân hàng đòi tịch thu nhà của tôi để xiết nợ, sâu bọ đang ăn trụi đám rau quả, chứng khoán hôm qua lại sụt giá. Tôi lại vừa bị mất 85% giá trị cổ phiếu sáng nay, không được mời đến khiêu vũ tại nhà John tối qua. Bác sĩ báo tôi bị cao huyết áp, bị suy sụp thần kinh và tóc có gàu. Đã quá đủ rồi, vậy mà sáng nay còn bị thằng nhóc nào đó ở New York gửi thư ba hoa về cái điều mà công ty nó muốn. Thật bực mình! Chỉ cần hắn hiểu bức thư này làm mất thiện cảm như thế nào, chắc hắn phải rút khỏi ngành quảng cáo mà về chăn vịt cho rồi!".
Các chương trình thông báo, quảng cáo quốc gia đều do công ty chúng ta đảm nhiệm. Việc triển khai nhanh chóng, đúng thời hạn đã giúp cho chúng tôi liên tục đứng ở vị trí đầu ngành trong nhiều năm qua.
(Công ty ông lớn mạnh, giàu có, đứng đầu à? Thế thì sao? Dù công ty có lớn như tập đoàn General Motors hay General Electric hoặc Bộ tổng tham mưu quân đội Mỹ hay tất cả cộng lại thì cũng thế thôi. Nếu ông có 1 chút thông minh hẳn ông phải hiểu rằng tôi quan tâm đến việc tôi quan trọng như thế nào, chứ không phải ông quan trọng như thế nào. Chuyện thành công to lớn của ông chỉ làm cho tôi bực bởi vì cảm thấy mình bé nhỏ và chẳng có giá trị gì.)
Chúng tôi muốn cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về tình hình của các đài phát thanh.
(Ông muốn ư! Ông có phải là con bò không hả? Tôi không hề quan tâm gì đến điều ông muốn hay điều tỏng thống Mỹ muốn. Để tôi bảo ông 1 lần cho xong tằng tôi chỉ quan tâm đến điều tôi muốn mà thôi. thế mà ông chưa hề nói 1 lời về điều đó trong bức thư ngu xuẩn của ông).
Hãy cung cấp cho công ty của chúng tôi lịch phát thanh hang tuần của đài ông - càng chi tiết càng tiện lợi cho việc lựa chọn, sắp xếp các chương trình quảng cáo vào thời điểm thuận lợi nhất.
(Thông tin quan trọng ư! Ông điên rồi. Ông khoe khoang, kẻ cả và khiến tôi cảm thấy mình vii nghĩa, rồi sau đó lại yêu cầu  đưa cho ông "thông tin quan trọng", thậm chí còn không nói "xin làm ơn" khi yêu cầu điều đó nữa chứ. Thật không thể tưởng tượng được!)
Nhận được thư này, mong ông gửi ngay cho chúng tôi lịch phát thanh gần nhất của đài ông, điều đó sẽ mang lại lợi cho cả đôi bên.
(Thật là ngu xuẩn! Ông gửi cho tôi 1 bức thư rẻ tiền, nói nhăng nói cuội, thế mà dám yêu cầu tôi "gởi ngay" cho ông, trong lúc tôi đang bực bội về giấy nợ và huyết áp của mình. Và ai cho ông cái quyền ra lệnh cho tôi?... Ông nói điều này sẽ "mang lại lời ích cho cả đôi bên", nhưng ông chưa cho tôi thấy là tôi sẽ có lợi ở điểm nào. )
Thân mến
John Doe
Giám đốc truyền thông
Tái bút.
Bài viết thú vị dưới đây là từ tạp chí Blankville, hẳn ông sẽ muốn phát thanh nó ở đài của mình.
(Cuối cùng, tới phần tái bút ông mới đề cập điều gì đó liên quan đến vấn đề của tôi. Tại sao ông không bắt đầu bức thư từ điều này? Nhưng nó dùng để làm gì, ông cũng không hề nói rõ! Dân quảng cáo nào cũng đều nói nhảm như ông sao? Ông cần chi lịch phát thanh gần đây nhất của tôi, cái ông cần là 1 chút chất xám để nhét vào cái đầu bã đậu của ông!)
Dưới đây là 1 bức thư khác do người đứng đầu trạm cuối của 1 công ty vận tải lớn gửi cho Edward Vermylen, 1 học viên của tôi. Bức thư đã gây ấn tượng gì cho người nhận? Bạn hãy đọc nó và chúng ta cùng phân tích. 
Kính gửi: Ông Edward Vermylen 
Công ty A.Zerega's Sons
Số 28 đường Front
Brooklyn N. Y. 112201
Thưa ông.
Công việc tại trạm nhận hàng gửi ra nước ngoài theo đường sắt của chúng tôi đã bị cản trở vì hàng hóa chuyển đến quá trễ vào cuối buổi chiều. Điều này dẫn đến tình trạng ứ đọng hang tại trạm và trong 1 vài trường hợp chúng tôi đã không kịp giao hàng. Ngày 10 tháng 11 chúng tôi Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác cuẩ ông để khắc phục tình trạng chậm trễ ngoài ý muốn này. Xin ông cho biết rằng ông có thể chuyển 1 phần hàng hóa cho chúng tôi vào buổi sáng hay thay vì dồn tất cả vào buổi chiều, để tránh rơi vào trường hợp tương tự trong tương lai?
Điều thuận lợi về phía ông trong cách thu xếp này là hàng hóa của ông sẽ được bốc dỡ nhanh chóng và chúng tôi bảo đảm sẽ gửi đi ngay sau đó.
Thân mến 
J---B---
Sau khi đọc bức thư này, ông Vermeylen, người phụ trách bán hàng cho công ty Zerega's Són gửi nó cho tôi với bình luận sau đây:
"Bức thư này đã phản tác dụng. Đầu thư là họ kể những khó khăn của họ mà chúng tôi nôi chung chẳng cần quan tâm. Mãi đến cuối thư mới nói rằng nếu như cùng hợp tác, hàng hóa của chúng tôi sẽ được chuyển nhanh chóng.
Nói khác đi điều chúng tôi quan tâm nhất được nhắc đến cuối cùng, toàn bộ kết quả của bức thư gây nên sự phản đối hơn là hợp tác."
Bây giờ chúng cùng xem thử lại liệu có thể viết lại hay cải thiện bức thư này không. Chúng ta đừng phí thời giờ nói về những vấn đề của mình nữa. Như Henry Front khuyên: "Hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và nhịn sự việc theo góc độ của người ấy cũng như góc độ của mình".
Đây là bức thư được viết lại. Có thể chưa phải là tốt nhất, nhưng cũng đáng khen ngợi:
Kính gửi: Ông Edward Vermylen 
Công ty Zerega's Sons
Số 28 đường Front
Brooklyn, N. Y. 11201
Ông Vermylen thân mến!
Công ty của ông đã từng là 1 trong những khách hàng thân thiết của chúng tôi suốt 14 năm qua. Chúng tôi rất cám ơn những đơn đặt hàng của ông và muốn đem đến cho ông 1 dịch vụ giao hàng nhận nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thời gian gần đầy chúng tôi chưa phục vụ ông nhanh chóng như mong muốn vì các xe của ông chuyển cho chúng tôi những lô hàng lớn muộn vào cuối buổi chiều, cụ thể là lô hàng vào ngày 10 tháng 11. Lý do là vì nhiều khách hàng khác chuyển hàng đến vào cùng thời gian như trên nên rất dễ xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Hậu quả là các xe tải của ông buộc phải xếp hàng chờ tại cảng, đôi khi ngay cả việc chuyển hàng cho ông cũng bị hoãn lại.
Điều này quả thật sẽ đem lại những kết quả không tốt nhưng không phải là không giải quyết được. Nếu có thể, xin ông vui lòng chuyển hàng đến chúng tôi vào sáng sớm. Như thể các xe tải của ông không phải chờ, hàng của ông sẽ được dở xuống ngay lập tức. Đồng thời công nhan của chúng ta sẽ được về nhà sớm hơn vào buổi tối để thưởng thức mon mỳ ống tuyệt vời do công ty ông sản xuất.
Cuối cùng, cho dù hàng của ông đến lúc nào đi nữa, chúng tôi cũng sẽ nỗ lực hết sức mình để phục vụ ông nhanh chóng.
Chúng tôi biết là ông rất bận. Xin đừng mất thời gian trả lời bức thư này.
Thân mến
J---B---
Trưởng trạm
Barbara Andersin, nhân viên của 1 ngân hàng ở New York, muốn chuyển công tác đến Phoenix, Arizona để tiện chăm sóc sức khỏe cho cậu con trai. Sử dụng những  nguyên tắc đã học trong khóa huấn luyện của chúng tôi. bà viết thư này cho 12 ngân hàng Phoenix:
"Thưa quý ngài!
Kinh nghiệm 10 năm trong ngành ngân hàng của tôi sẽ là 1 đóng góp hữu ích cho sự tăng trưởng nhanh chóng của ngân hàng quý ngài.
Với nhiều khả năng khác nhau về nghiệp vụ ngân hàng tại Trust Bank ở New York, tôi đã bạt chức vụ ngày hôm nay là Giám đốc chi nhánh. Tôi có nhiều hiểu biết thấu đáo trong mọi lĩnh vực ngân hàng, bao gồm cả những giao dịch tiền gửi, tín dụng, cho vay và quản lý.
Tôi sẽ chuyển đến Phoenix vào tháng 5 và tin chắc rằng mình có thể đóng góp phần nào vào sự lớn mạnh và tăng truongr lọi nhuận cho ngân hàng quý ngài. Tôi sẽ ở Phoenix vào ngày 3 tháng 4 và sẽ rất cảm kích nếu các ngài dành cho tôi cơ hội được chứng minh khả năng thực tế có thể giúp ngân hàng của quý ngài đạt được kết quả như mong muốn.
Thân mến,
Barbara L. Anderson
Các bạn đoán thử xem bà Anderson có nhận được thư trả lời sau bức thư này không? 11 ngân hàng đã mời bà đến phỏng vấn và bà nhận được thư mời làm việc của tất cả 11 ngân hàng này. Lý do đơn giản là vì bà Anderson không hề đề cập đến điều bà muốn mà chỉ nói về những điều bà có thể giúp cho các ngân hàng, tập trung vào điều họ muốn chứ không phait là điều và muốn.
Hàng trăm người bán hàng đang cất bước trên lề đường hôm nay, mệt mỏi và thất vọng với mức lương thấp. Tại sao thế? Bởi vì họ bao giờ cũng nghĩ đến điều họ muốn mà không nhận ra điều khách hàng muốn. Chúng ta bao giờ cũng chỉ quan tâm tới việc giải quyết những vấn đề của mình mà thôi. Và nếu như những người bán hàng chỉ có thể chỉ cho chúng ta thấy việc phục vụ của họ hay hàng hóa của họ sẽ giúp giải quyết những vấn đề của chúng ta như thế nào, họ sẽ không cần phải bán cho chúng ta. Chúng ta sẽ tự mua. Khách hàng muốn cảm thấy mình đang mua chứ không phải được bán.
Thế mà nhiều người bán hàng lại bỏ phí cả cuộc đời đi bán sản phẩm của mình mà không tìm hiểu ý muốn của người mua. Tôi đã có nhiều năm sống ở Forest Hills, 1 cộng đồng nhỏ những gia đình sống kha biệt lập giữa trung tâm New York. Một hôm, khi đang rảo bước đến nơi làm việc, tôi tình cờ gặp 1 người kinh doanh bất động sản có thâm niên trong khu vực này. Ông ta rất thạo Forest Hills nên tôi thuận miệng hỏi xem ngôi nhà trát thạch cao của tôi được làm với rui kim loại hay gạch rỗng. Ông bảo tôi không biết và tư vấn với tôi điều mà tôi đã biết, đó là nên hỏi điều đó ở cơ hội kiến trúc Forest Hills. Hôm sau, tôi nhận được 1 bức thư của ông ta. Ông có cho tôi thông tin mà tôi muốn không? Không, ông ta yêu cầu tôi cho phép tư vấn bảo hiểm. Rõ ràng ông không hề quan tâm tới việc giúp tôi. Ông chỉ quan tâm đến việc giúp cho chính ông mà thôi.
Thế giới này đầy những người muốn vơ vét và kiếm chác cho mình, cho nên cá nhân hiếm hoi nào muốn phục vụ người khác 1 cách vô tư sẽ có được 1 ưu thế to lớn: Họ sẽ rất ít bị cạnh tranh!
Owen D.Young, 1 luật gia nổi tiếng và là 1 trong những nhà lãnh đạo kinh doanh lớn nhất nước Mỹ đã từng phát biểu: "Những ai có thể đặt mình vào vị trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư, cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai".
Nếu như sau khi đọc quyển sách này, bạn chỉ thực hành 1 điều, đó là bao giờ cũng nghĩ theo quan điểm của người khác và nhìn sự việc từ góc độ của họ, chỉ cần điều duy nhất này thôi cũng đủ tạo nên cột mốc vô cùng quan trọng trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn.
Biết nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác và biết khơi gợi ở họ mong muốn tha thiết thực hiện điều mình mong chờ hoàn toàn không phải là lợi dụng người để mưu cầu quyền lợi cho mình và gây thiệt hại đến quyền lợi của họ. Cả 2 bên đều phải có được quyền lợi như nhau.
Michael E. Whidden. đảo Rhode, là người bán hàng số 1 trong khu vực, nhưng trạm xăng dầu trong danh sách phục vụ của anh lại là 1 trở ngại cho ước muốn ấy.
Trạm do 1 ông già bảo thủ quản lí và không sao thúc đẩy ông ta thay đổi tình trạng của trạm được. Trạm xăng trông tồi tàn đến nỗi không ai thèm ghé đến, nhưng người quản lí không chịu nghe lời thuyết phục của Mike để nâng cao hình ảnh của trạm. Sau khi thúc dục, trò chuyện, tâm sự nhiều lần mà chẳng có kết quả gì, Mike quyết định mời người quản lí đến thăm trạm Shell ở gần nhất trong vùng. Ông quản lí bị sốc với ấn tượng mạnh mẽ về trạm Shell đến nỗi, khi Mike đến lần sau, trạm xăng đã được ông quét dọn sạch sẽ và doanh thu tăng lên rõ rệt. Điều này giúp Mike đạ được vị trí số 1 trong vùng. Tất cả những lí lẽ thuyết phục đều không đem đến kết quả gì nhưng bằng cách khơi gợi lòng ham muốn mạnh liệt ở người quản lí thông qua hình ảnh của 1 trạm xăng hiện đại, chuyên nghiệp, Mike đã đạt được mục đích của mình. Cả người quản lí và Mike đều có lợi.
Trường hợp ngược lại. 1 học viên, trước khi tham dự khóa huấn luyện "Thuyết trình hiệu quả" của tôi, muốn thuyết phục mọi người chơi bóng rổ vào thời gian rãnh rỗi nói như thế này: "Tôi muốn các bạn chơi bóng rổ. Tôi thích chơi bóng rổ nhưng mấy lần gần đây ra sân tập đều không đủ người chơi. Một hôm cách đây mới vài hôm, chỉ có vài 3 người chúng tôi chơi bóng với nhau và tôi bị bầm 1 mắt. Tôi muốn tối mai tất cả các bạn xuống sân. Tôi muốn chơi bóng rổ!:. Anh ta có nói chút gì về điều bạn muốn không? Không! Và bạn cũng chẳng thấy hào hứng với những gì anh ta muốn. Bạn cũng không muốn bị bầm 1 con mắt.
Trong khi đó, có bao nhiêu điều anh ta có thể nói để khơi gợi ở bạn lòng ham thích tập luyện thể thao. Nào là chơi thể thao làm đầu óc thoải mái, sảng khoái, vui vẻ và có thêm nhiều người bạn...
Xin được lần nữa nhắc lại lời khuyên khôn ngoan của giáo sư Overstreet: Trước hết hãy khơi gợi ở người khác 1 ham muốn mãnh liệt. Ai làm được điều đó sẽ có cả thế giới, bằng không họ sẽ cô độc 1 mình.
Một học viên của tôi rất bực mình về cậu con trai nhỏ. Thằng bé suy dinh dưỡng và lại biếng ăn. Cha mẹ nó dùng đủ mọi biện pháp mà không đạt được kết quả gì. Suốt ngày, họ cằn nhằn mãi với thằng bé những câu như: "Mẹ muốn con ăn cái này và cái kia nữa!", :Cha muốn con lớn lên thành 1 người cường tráng, khoẻ mạnh như hiệp sĩ...".
Thằng bé không hề quan tâm đến những lời nói đó, nó cũng chẳng muốn trở thành hiệp sĩ. Thật là phi lí khi đòi hỏi 1 đứa trẻ 3 tuổi có cách suy nghĩ như 1 người cha 30 tuổi. Cuối cùng người cũng nhận ra điều này. Anh ta tự hỏi: "Thằng bé muốn gì nhỉ? Làm sao có thể kết hợp điều mình muốn với điều nó muốn?". Mọi việc bỗng trở nên dễ dàng hơn khi anh bắt đầu nghĩ về điều đó. Cậu con trai có 1 chiếc xe 3 bánh mà cậu thích đạp đi chơi trên hè phố Brooklyn. Cách đó vài căn nhà có 1 đứa bé lớn hơn thường giành xe của con anh. Những lúc như thế cậu bé thường mếu máo và chạy đi mách mẹ. Người mẹ phải can thiệp và sự việc này cứ tái diễn hàng ngày.
Vậy cậu bé muốn gì? Không phải ;à  1 thám tử tài 3 như Sherlock Holmes mới có thể tìm ra điều đó. Lòng tự hào bị tổn thương, những xúc cảm mạnh mẽ nhất trong nó đều thức giục nó phải trả đũa, phải nện cho tên đáng ghét kia 1 cú vào giữa mũi. Người cha chỉ cần nói rằng nếu nó chịu ăn những gì cha mẹ bảo thì 1 ngày nào đó, nó đủ sức mạnh và không bị thằng bé to lớn kia ăn hiếp nữa. Thế là việc ăn uống của thằng bé chẳng gặp vấn đề gì gặp khó khăn nữa.
Một chuyện khác: có 1 cậu bé hay tè dầm trên giường. Cậu ngủ với bà nội. Buổi sáng bà thường đánh thức cậu dậy, sờ vào nệm và nói: "Johnny, xem kìa, tối qua cháu lại làm điều gì thế nhỉ? Cậu thường đáp: "Không phải! Không phải của cháu đâu. Của bà đấy". Dù có la rầy, đét vào mông và nhắc nhở liên tục rằng cha mẹ không muốn con làm thế, giường ngủ chú bé bị ướt mỗi đêm. Thế là cha mẹ cậu tự hỏi: "Chúng ta phải làm thế nào để thằng bé thôi tè dầm trên giừơng?". Cậu bé muốn điều gì? Trước hết nó muốn mặc quần áo ngủ giống như cha nó chứ  không phải mặc chiếc áo ngủ như bà nó. Vì bà nội đã chán chuyện tè dầm ban đêm nên bà rất sẵn lòng mua cho cậu nhóc 1 bộ quần áo ngủ nếu nó chịu sửa đổi. Thứ 2, cậu bé muốn có 1 cái giường của chính mình. Bà nội và bố mẹ cũng không phản đối. MẸ nó đưa nó đến cửa hàng bách hóa, đưa mắt ra hiệu với cô bán hàng và nói: "Chàng trai trẻ này muốn mua vài thứ ở đây đấy". Cô bán hàng tỏ vẻ rất quan trọng bằng cách hỏi:" Chàng trai trẻ! Cậu muốn mua gì nào?". Cậu bé nhón chân có vẻ cao thêm và nói: "Em muốn mua 1 cái giường cho riêng em". Bà mẹ ra hiệu cho cô bán hàng giới thiệu với cậu cái giường mà bà muốn mua cho cậu. Còn cậu nhóc thì cứ hí hửng tin rằng đó là cái giường chính nó đã chọn  mua. Hôm sau, chiếc giường được đưa đến . Và đêm hôm đó khi người cha vừa về đến nhà, cậu bé chạy ra cửa reo lên: "Cha ơi! Cha lên mà xem cái giường con mới mua!". Người cha nhìn chiếc giường, rồi hỏi cậu bé "Con sẽ không tè dầm lên giường của con nữa, phải không nào?". Cậu bé trả lời ngay lập tức: "Ồ! Không đâu, không đâu! Con sẽ không bao giờ làm ướt cái giường của con". Thằng bé đã giữ lời hứa vì lòng tự hào của nó. Đây là cái giường của nó. Chỉ 1 mình nó mua thôi. Nó lại mặc quần áo ngủ như 1 người lớn. Cậu bé muốn hành động như 1 người lớn và đã thực sự làm được như thế!
Một người cha khác, K. T. Dutschman, kỹ sư vô tuyến điện, cũng là 1 học viên của tôi, không thể thuyết phục cô cháu gái 2 tuổi chịu ăn sáng. La rầy, dọa nạt hay van nài, dỗ dành đủ mọi kiểu đều vô hiệu. Cha mẹ bé tự hỏi: "Chúng ta phải làm như thế nào để nó chịu ăn sáng?".
Cô bé muốn bắt chước mẹ để cảm thấy mình lớn và trưởng thành. Thế là 1 buổi sáng nọ, họ đưa cô bé lên 1 chiếc ghế và để bé tự nấu mì ăn sáng. Vào đúng giờ phút quan trọng - cô bé đang nấu mì, người cha bước vào nhà bếp. Vừa trông thấy cha, cô nhỏ đã reo lên: "Cha xem này, con tự nấu mì đấy".
Sáng hôm ấy cô bé tự nguyện ăn 2 tô mì mà không cần ai nhắc nhở. Cô bé đã thể hiện được mình trong việc tự tay nấu mì.
William Winter từng nhận xét: "Tự thể hiện mình là nhu cầu cơ bản của con người". Chúng ta có thể ứng dụng yếu tố tâm lý này vào kinh doanh. Mỗi khi bạn có 1 ý tưởng đặc biệt, bạn nên gợi cho người khác ý tưởng đó và để họ biến nó thành hiện thực. Lúc đó họ sẽ xem ý tưởng ấy là của họ, họ sẽ yêu thích nó và dốc hết sức thực hiện bằng mọi giá.
* Dễ khi nhận nhưng khó khi cho. Dễ là khi nghĩ xấu về người khác nhưng khó là khi tặng cho họ niềm tin. Dễ là khi dập tắt đi ước mơ của người khác và khó khi gợi cho người khác 1 mong muốn tha thiết. Vậy tại sao ta không làm 1 điều "kho" mà hiệu quả thạt tốt như khơi gọi mong muốn thiết tha ở 1 con người?
NGUYÊN TẮC 3:
GỢI CHO NGƯỜI KHÁC Ý MUỐN THỰC HIỆN ĐIỀU BẠN MUỐN HỌ LÀM

ĐẮC NHÂN TÂM 2 BÍ MẬT LỚN NHÂT TRONG PHẾP ỨNG XỬ

ĐẮC NHÂN TÂM 2 BÍ MẬT LỚN NHÂT TRONG PHẾP ỨNG XỬ


Chỉ có một cách hiệu quả nhất để khiến một người thực hiện điều ta mong muốn. Và, hãy luôn nhớ rằng không có cách nào khác, nếu chúng ta:
* Một tay giật tóc tay kia gí súng vào đầu một người nào đó và hét lớn: " Có bao nhiêu tài sản, hãy đưa hết cho ta!";
*Vênh mặt cau có và thách thức nhân viên của mình: "Nếu không làm việc chăm chỉ, tôi sẽ đuổi việc anh/chị ngay lập tức. Nhìn ra ngoài kia mà xem, biết bao nhiêu người muốn được làm nhân viên của tôi đấy!";
*Cầm một cây roi mây to và quát con trai: "Đồ ngu! Nếu mày còn ham chơi làm dơ bẩn áo quần, tao sẽ cho mày 100 roi".
Chúng ta cùng thử hình dung chuyện gì xảy ra trong ba trường hợp trên?
Mẫu số chung của ba trường hợp là những người bị chúng ta đe doạ sẽ làm theo những gì được yêu cầu. Nhưng quan trọng hơn cả là họ sẽ làm gì với sự chịu đựng, khó khăn, cau có và phẫn uất. Trường hợp xấu là họ sẽ làm ngược lại. Người dí súng có thể quật lại người có súng, nhân viên sẽ siêng năng trước mặt và dối trá sau lưng hoặc đi tìm một chỗ làm khác có ông chủ cư xử tốt hơn, còn đứa bé thì sẽ vẫn trốn đi chơi và sau đó lẻn về nhà tắm rửa tươm tất trước khi bạn phát hiện ra nó đã không nghe lời.
Thay vì cưỡng bức người khác phải làm theo ý mình, cách đơn giản hơn có thể khiến người khác làm bất cứ điều gì chính là: Hãy để họ làm điều họ muốn.
Nhà phân tâm học lừng danh Sigmund Freud nói rằng: "Mọi hành động của con người đều xuất phát từ hai động cơ: niềm kiêu hãnh của giới tính sự khao khát được làm người quan trọng". John Dewey, một trong những nhà triết học sâu sắc nhất của nước Mỹ lại có cách nhìn hơi khác một chút: "Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được thể hiện mình".
Vậy bạn khao khát điều gì cho mình? Những đòi hỏi mạnh liệt nào đang bùng cháy trong bạn?
Hầu hết mọi người chúng ta đều mong muốn những điều sau đây:
1. Có được một sức khỏe tốt và một cuộc sống bình an
2. Có những món ăn mình thích
3. Có giấc ngủ ngon
4. Có đầy đủ tiền bạc và tiện nghi vật chất
5. Có cuộc sống tốt đẹp ở kiếp sau
6. Được thỏa mãn trong cuộc sống tình dục
7. Con cài khỏe mạnh, học giỏi
8. Có cảm giác mình là người quan trọng
Hầu hết mọi ước muốn này được thỏa mãn, chỉ trừ một điều, màu điều ấy cũng sâu sắc, cấp bách như thúc ăn hay giấc ngủ nhưng lại ít khi được thỏa mãn. Đó là điều Freud gọi là "Sự khao khát được là người quan trọng" hay là "Sự khao khát được thể hiện mình" mà Dewey nhắc tới. Tổng thống Lincoln viết: "Mọi người đều thích được khen ngợi" còn William James thì tin rằng: "Nguyên tắc sau sắc nhất trong bản tính con người đó là sự thèm khát được tán thưởng". Không chỉ là "mong muốn", hay " khao khát " được tán thưởng. "Sự khao khát" diễn tả một nỗi khao khát dai dẳng mà không được thỏa mãn. Và những ai có khả năng thỏa mãn được sự thèm khát này một cách chân thành thì người chân thành thì người dó sẽ "kiểm soát" được những hành vi của người khác.
Sự khao khát được cảm thấy mình quan trọng là một trong những khác biệt  chủ yếu nhất giữa con người và những sinh vật khác.
 Khi tôi  còn là một cậu bé ở vùng quê Missouri, cha tôi có nuôi những con heo giống Duroc - Jersey ngộ nghĩnh thuộc nòi mặt trắng. Khi bạn bè hay khách khứa đến thăm nhà, cha tôi thường mở tấm vải ra khoe. Ông cầm một đầu và  tôi cầm đầu kia, rồi ông kể chi tiêt với mọi người về từng giải thưởng với niềm tự hào ánh lên trong mắt.
Những chú heo chẳng hề quan tâm đến các giải thưởng mà chúng đã giành được. Nhưng cha tôi thí có. Những phần thưởng này khiến ông cảm thấy mình quan trọng.
Nếu như tổ tiên chúng ta không có sự khao khát cháy bỏng là cảm thấy mình quan trọng thì sẽ không bao giờ có những nền văn minh độc đáo và loài người chúng ta ngày nay chẳng hơn gì những loài động vật khác.
Chính sự khao khát thấy mình được quan trọng đã khiến một nhân viên bán tạp hóa ít học, nghèo khổ chịu khó nghiên cứu những quyển sách luật kĩ cũ mà cậu tình cờ tìm thấy dưới đáy một cái thùng đựng đồ lặt vặt được cậu mua lại với giá 50 xu. Có lẽ các bạn đã nghe nói đến tên anh chàng bán tạp hóa này rồi. Tên anh ta là Lincccoln
Và chính sự khao khát cảm thấy mình quan trọng đã thúc đẩy Charles Dickens viết nên những tiểu thuyết bất hủ. Sự khao khat này cũng là động lực để Christopher Wren viết những bản giao hưởng của mình lên đá. Và chính sự khao khát ấy cũng đã giúp Rockefeller kiếm được hàng triệu đô-la mà hầu như ông chẳng cần dùng đến một đồng trong số đó!
Khi chúng ta mặc quần áo thời trang, dùng hàng hiệu, đi những chiếc xe thời thượng, dùng điện thoại di động sành điệu, kể về những đứa con thông minh, chính là lúc chúng ta thể hiện sự khao khát được tỏ ra quan trọng trước mọi người.
Tuy nhiên, nỗi khao khát này có mặt trái của nó. Không ít thanh niên gia nhập các băng nhóm,tham gia những hoạt động tội phạm, sử dụng heroin và thuốc lắc như để khẳng định mình, để được xã hội nhìn họ như những "Siêu nhân". E.P. Mulrooney, Ủy viên CẢnh sát New York, cho biết: Hầu hét những tội phạm trẻ tuổi đều thể hiên cái tôi rất lớn. Yêu cầu đầu tiên của chúng sau khi bị bắt giam là đòi xem những tờ báo tường thuật về chuyện của chúng như thế nào.
Chính cách mỗi người thể hiện sự quan trọng của mình nói lên rất rõ tính cách thật của mình. John D. Rockefeller tìm được cảm giác về tầm quan trọng của mình bằng cách tiền để dựng nên một bệnh viện hiện đại ở Bắc Kinh để chữa cho hàng triệu người nghèo mà ông chưa bao giờ gặp và cũng chưa hề có ý định gặp. Dillinger thíc được có cảm giác về tầm quan trọng của mình bằng cách giết người cướp của. Khi bị FBI Cục Điều tra Liên bang Mỹ) săn đưởi, hắn ta đã lao vào một trang trại ở Minnesota và dõng dạc tien bố: "Ta chính là Dillinger !" với niềm tự hào không cần giấu giếm.
Thực ra, đây là một yếu tố rất "người". Gần như ai cũng thế. Nếu không xem sự khao khát là người quan trọng là một thuộc tính của con người thì có lẽ nhiều người sẽ kinh ngạc khi biết rằng, ngay cả những nhân vật nổi tiếng nhất, những con người được tôn vinh nhất trong lịch sử loài người cũng thế. Người ta có thể ngạc nhiên tự hỏi tại sao người vĩ đại như George Washington cũng muốn được gọi là "Đức Ngài Tổng thống Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ". Người ta lại thắc mắc tại sao một con người tài trí như Chiristopher Colunbus cũng muốn co được danh hiệu :Thủy sư Đô đốc Đại Dương và Phó vương Ấn Độ". Và, người càng ngạc nhiên hơn nữa nếu biết rằng nữ hoàng Cathinrine vĩ đại không chịu mở bất kỳ bức thư nào nếu không có lời đề bên ngoài: "Kính gửi Nữ Hoàng Quyền uy".
Các nhà tỷ phú chỉ đồng ý tài trợ  cuộc viễn chinh của thủy sư đô đốc Byrd đến Nam Cực năm 1928 với yêu cầu duy nhất là tên của họ phải được đặt cho những dãy núi băng ở đó.
Victor Hugo không khao khát gì hơn là thành phố Paris được đỏi tên ông. Ngay cả Shakespeare, người dược mệnh danh là người vĩ đại nhất trong số những người vĩ đại, cũng muốn  làm vẻ vang thêm tên tuổi của mình bằng cách xin hoàng gia ban cho một tước hiệu quý tộc.
Đôi khi, có người tự biến mình thành tàn tật để có được sự thương hại, sự quan tâm của người khác, để cảm thấy mình quan trọng. Đệ nhất phu nhân Mckinley tìm cảm giác quan trọng bằng cách bắt chòng bà, Tổng thống Willuan Mckinley của Mỹ, mỗi ngày phải tạm gác việt quốc chính một vài giờ để ở bên giường bà và ru bà ngủ. Bà nuôi dưỡng khao khát cháy bỏng được mọi người chú ý bằng cách yêu cầu ông phải ở bên bà ngay cả khi bà đi khám răng. Có lần, bà đã làm ầm ĩ khi ông "dám" để bà một mình với nha sĩ vì phải tham dự một cuộc họp quan trọng với Bộ trưởng Ngoại giao.
Nhà văn Mary Roberts Rinehart có lần kể tôi ngr về một cô gái thông minh và mạnh khỏe đã trở nên bệnh tật chỉ vì muốn có được cảm giác mình quan trọng. Bà Rinehart kể: "Cô ta nằm lỳ trên giường suốt 10 năm ròng để người mẹ già vất vả lên xướng ba tầng lầu phục dịch cô mỗi ngày. Một hôm, người mẹ già mệt mỏi đổ bệnh và sau đó qua đời. Trong vài tuần kế đó, cô ta mới ốm liệt giường thực sự. Nhưng rồi cô ta nhanh chóng phục hồi và bắt đầu cuộc sống khỏe mạnh bình thường như chưa bao giờ ngã bệnh".
Thậm chí, người ta có thể hóa điên để tìm trong cơn điên cái cảm giác là người quan trọng, điều mà họ không thể có được trong thế giới trận trụi này. Không ít người mải mê "chiến đấu"   trong các trò chơi vì tính để biến mình thành anh hùng hảo hán. Trong khi ngoài đời thực họ chỉ là những con người bình thường, không vai vế, không địa vị xã hội.
Một vị bác sĩ trưởng khoa thần kinh của một bệnh viện tâm thần uy tín nhất nước Mỹ quả quyết rằng nhiều bệnh nhân đã tìm thấy trong thế giới điên rồ 1 cái cảm giác trở thành một nhân vât quan trọng mà họ có không thể có được trong đời thực. Ông kể cho tôi nghe câu chuyện sau: "Gần đây tôi có một nữ bệnh nhân gặp bi kịch gia đình. Cô ấy muốn được quan tâm, muốn được ân ái, yêu thương. Cô muốn có con cái và uy tín xã hội, nhưng cuộc sống thực tế đã chà đạp lên tất cả những ước muốn của cô. Chồng cô không yêu cô. Anh ta thậm chí không chịu ngồi ăn cùng cô mà bắt cô phải phục vụ bữa ăn cho anh ta trong 1 căn phòng trên gác. Cô không có con, cũng không có địa vị xã hội gì cả. Kết quả là cô bị bệnh tâm thần. Trong tưởng tượng của cô, cô thấy mình đã li dị chồng, trở lại là một con người tự do. Rồi sau đó, cô lại nghĩ rằng mình đã lấy được 1 người thuộc dòng dõi quý tộc Anh và nhấn mạnh việc mình được gọi là "Phu nhân Smith". Hơn thế nữa, cô cón hình dung mỗi tối cô có thêm một đứa con. Mỗi lần tôi đến thăm, cô đều nói: "Thưa bác sĩ, tối qua tôi vừa sinh con".
Cuộc sống đã đẩy mọi con tàu ước mơ của cô va vào những tản đá sắc cạnh của thực tế. Nhưng tại những hòn đảo tràn ngập ánh nắng của trí tưởng tượng điên rồ, con tàu mơ ước ấy đã cập bến với cánh buồm phấp phới hoan ca trong gió. Vì bác sĩ khẳng định với tôi: "Nếu như chỉ cần giơ tay ra là có thể chữa lành căn bệnh cho cô ấy, tôi cũng sẽ không làm,. Sống như thế này cô ấy hạnh phúc hơn nhiều".
 Nếu một vài người khao khát đến mức hóa điên để có cảm  giác mình là người quan trọng thì bạn hãy hình dung xem phép màu nào sẽ giúp cho bạn và tôi có được điều đó mà không cần phải đến miền điên rồ của trí tưởng tượng?
Một trong những người đầu tiên ở Mỹ được trả lương trên một triệu đô-la trên mỗi năm là Charles Schwab (thời mà nước Mỹ chưa có thuế thu nhập cá nhân và một người được xem là giàu có khhi mỗi tuần kiếm được 50 đô-la). Ông đã được Andrew Carnegie bổ nhiệm vào chức chủ tịch đầu tiền của Tập đoàn Thép Hoa Kỳ vào năm 1921 khi chỉ mới 38 tuổi. Vì sao Andrew Carnegie đồng ý trả 1 triệu đô-la mỗi năm, tức là 3 ngàn đô-la cho mỗi ngày cho Charles Schwab? Phải chăng vì Charles Schwab là một thiên tài? Hay vì ông có kiến thức về thép hơn những người khác?
Hoàn toàn không. Chính Charles Schwab có kiến thức về chế biến thép hơn hẳn ông. Lý do Schwab được trả lương cao như thế là vì ông có khả năng thu phục lòng người. Ông chia sẻ, bí quyết của ông chính là "khả năng tạo niềm hưng phấn ở những người cùng làm việc, phát huy những ưu điểm mạnh nhất ở mỗi con người bằng cách nhìn nhận, tán thưởng và khuyến khích họ" .
"Không có cách nào giết chết ước mơ và nỗ lực phấn đấu của con người bằng thái độ và những lời chỉ trích của cấp trên. Tôi không bao giờ chỉ trích 1 ai. Tôi tin tưởng vào việc tạo ra động lực cho mọi người làm việc. Điều này làm cho tôi luôn mong muốn khen ngợi người khác và không thích làm tổn thương thêm những lỗi lầm của họ. Nếu tôi thích thú một điều gì đó, tôi sẽ luôn động viên, khuyên khích bằng tất cả sự chân thành và hưởng ứng nhiệt tình nhất của mình."
Đó là những gì Schwab đã làm. Vậy những người tầm thường ứng xử ra sao? Họ làm ngược lại hoàn toàn. Nếu họ không khuyên khích điều gì, họ sẽ quát mắng nhân viên; còn nếu họ thích, họ sẽ chẳng nói gì. Như 1 câu nói xưa: "Làm tốt đến đâu, không 1 lời khen; sai lầm 1 lần, nhắc nhở suốt đời".
Schwab chia sẻ: "Trong suốt cuộc đời mình, tôi chưa từng gặp 1 người nào làm tốt công việc của mình nếu không có sự ủng hộ của người khác".
Andrew Carnegie cũng vậy. Và đó là 1 trong những lí do làm nên thành công phi thương của "ông vua" thép. Andrew Carnegie khen ngợi những người hợp tác với mình lúc công khai, lúc kín đáo. Thậm chí ngay cả trên tấm bia mộ của mình, ông còn khen ngợi tất cả những người đã từng làm việc cho ông:"Đây là nơi yên nghỉ của 1 người biết cách  tập hợp những người tài giỏi hơn mình".
Sự khên ngợi, cảm kích thành thực là 1 trong những bí quyết thành công đầu tiên của John D.Rockefeller trong ứng xử với mọi người. Khi nhân viên của ông là Edward Bedford gây thiệt hại 1 triệu đô- la trong 1 vụ mua bán ở Nam Mỹ, thay vì chỉ trích, John D.Rockerfeller lại tán thưởng Bdford vì đã cứu được 60% số tiền của Rockerfeller đầu tư. Rockerfeller đã làm như vậy vì biết rằng Edward đã cố gắng hết sức. Ông nói: "Điều đó thật tuyệt. Chúng ta không phải lúc nào cũn g làm tốt được như vậy".
Trong số các mẫu báo tôi cắt để lại, có một câu chuyện vui mà tôi biết là không có thực nhưng nó lại minh cho một sự thật. Tôi kể lại cho các bạn nghe.
Lần nọ, sau một ngày làm việc cực nhọc, vợ một người nông dân đã quẳng trước mặt những  người đàn ông trong gia đình bà một đống cỏ khô thay vì dọn bữa ăn tối như mọi khi. Khi họ tức tối hỏi bà có điên hay không, bà đáp: "Tôi đã nấu ăn cho các người suốt 20 năm nay và trong suốt thời gian đó tôi chưa hề nghe ai cảm ơn 1 câu hay nói với tôi rằng các người không biết ăn cỏ khô".
Một công trình nghiên cứu cách đây vài năm về việc những người vợ bỏ nhà ra đi cho thấy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này chính là do "thiếu sự nhìn nhận và trân trọng". Và tôi chắc chắn rằng nếu có 1 công trình nghiên cứu về lí do tương tự. Chúng ta thường cho rằng việc vợ hay chồng mình ở bên cạnh là lẽ đương nhiên nên rất hiếm khi dành cho họ 1 lời cảm ơn hay sự trân trọng.
Một học viên trong lớp của chúng ta tôi kể rằng vợ anh và 1 nhóm phụ nữ khác trong nhà thờ cùng tham gia vào 1 chương trình tự hoàn thiện bản thân. Chị đề nghị giúp bằng cách liệt kê sáu điều mà anh cho là chị có thể thay đổi để trở thành 1 nguời vợ tốt hơn. Anh ấy kể lại với lớp học như sau: "Tôi ngạc nhiên trước một yêu cầu như vậy. Thú thực, tôi có thể dễ dàng liệt kê 6 điều tôi muốn cô ấy thay đổi. Và, tất nhiên là cô ấy cũng có thể liệt kê 1 ngàn chuyện cô ấy muốn tôi thay đổi nhưng tôi đã không thể làm thế. Tôi bảo: "Cho anh suy nghĩ và sáng mai anh sẽ trả lời". Sáng hôm sau, tôi dạy rất sớm, tìm mua tặng vợ 6 bông hồng với 1 tấm thiệp ghi: "Anh không thể nghĩ ra 6 điều mà anh muốn em thay đổi. Anh yêu em như chính bây giờ!". Chiều hôm sau đó, khi về nhà, tôi được vợ chào đón bằng những giọt nước mắt đầy xúc động. Không cần phải nói, tôi vô cùng vui sướng vì đã không phê phán cô ấy như yêu cầu. Chủ nhật sau đó ở nhà thờ, sau khi vợ tôi báo cáo lại kết quả công việc được giao, nhiều phụ nữ cùng học với cô ấy đến gặp tôi và nói: "Từ trước đến nay chúng tôi chưa bao giờ nghe thấy 1 cử chỉ nào lịch thiệp, chu đáo và ngọt ngào đến như vậy". Lúc đó tôi mới thật sự hiểu được sức mạnh của sự trân trọng và lòng biết ơn".
Tôi đã có lần tập theo phong trào nhịn ăn và đã thử sống 6 ngày 6 đêm mà không ăn gì. Thực ra cũng không khó lắm. Cuối ngày thứ 6, tôi cũng không đói hơn ngày thứ 2. Tuy nhiên nếu chúng ta để gia đình hay nhân viên của mình nhịn đói 6 ngày thì lại là 1 lỗi lầm lớn. Thế mà, chúng ta lại để gia đình thân yêu của mình, những nhân viên cần mẫn và tận tụy của mình phải nhịn đói đến 6 tuần hay thậm chí đến 60 năm không có đến 1 lời tán thưởng thật lòng.
Chúng ta không nhớ rằng họ đang khao khát đến cháy lòng 1 lời khen ngợi của chúng ta, chẳng kém gì 1 người mong có được 1 bữa ngon lành khi đang đói cồn cào.
Alfred Lunt, 1 trong những diễn văn xuất sắc nhất mọi thời đại, người đong vai chính trong vở kịch Reaurition in Vienna, dã nói: "Điều tôi cần hơn cả cho cuộc sống của mình là nuôi dưỡng sự trân trọng đối với bản thân của mình".
Chúng ta nuôi dưỡng phần thể chất của con cái, quan tâm đến cuộc sống vật chất của nhân viên mình những lại rất khi nuôi dưỡng hay truyền họ sự tự trân trọng những giá trị bản thân, Chúng ta chỉ có thể cung cấp cho họ những thức ăn ngon những lại thường xuyên quên tặng họ những lời khen ngợi thật lòng mà họ sẽ nhớ mãi như trong những giai điệu êm ái tuyệt vời nhất.
Paul Harrey, trong 1 buổi phát thanh của mình, đã kể 1 câu chuyện mình chứng minh rằng việc khen ngợi, cảm kích thành thật có thể thay đổi cuộc đời 1 con người như thế nào: "Cách đây nhiều năm có 1 cô giáo ở Detroit nhờ Stevie Morris giúp cô tìm 1 con chuột trong lớp học. Cô đánh giá rất cao tài năng Stevie và khen  Stevie rằng Thượng Đế dã tặng cho Stevir 1 đôi tai năng thính để bù lại sự khiếm thị.Cô không ngờ rằng đây thực sự đầu tiên Stevie được người khác trân trọng ngày ấy đã tạo ra 1 bước ngoặc trong cuộc đời ông. Từ khi được đề cao và phát hiện ra năng khiếu nghe của mình, ông đã nỗ lực phát huy khả năng cho đến khi trở thành 1 trong những ca sĩ nhạc pop tuyệt vợi nhất đồng thời là nhạc sĩ sáng tác những ca khúc hay nhất trong thập niên 70, dưới cái tên huyền thoại Stevie Wonder".
Khi đọc những câu chuyện này, có thể bạn sẽ nói: "Trời! Tòan là những lời xu nịnh vô nghĩa! Tôi cũng đã từng thử như vậy. Nhưng cách này thực sự không ổn, đặc biệt với những người nhạy cảm và căm ghét thói giả dối, xu nịnh!".
Dĩ nhiên, xu nịnh ít khi thành công với những người hiểu biết và có khả năng phân biệt sâu sắc giữa nịnh hót với lời khen ngợi và cảm ơn chân thành. Bởi vì tâng bốc chỉ là lời lẽ hời hợt, ích kỉ, hoàn toàn không trung thực, và chắc chắn thất bại. Tuy vậy, cũng có 1 số người khao khát được tán thường đến mức họ nuốt bất kỳ lời khen nào như 1 người đói ăn cả rau lẫn con sâu bám trong đó. Tâng bốc giả tạo cũng như tiền giả, nó sẽ gây khó khăn khi chúng ta chuyển nó cho 1 người khác.
Sự khác nhau giữa cảm kích và tâng bốc nằm ở đâu? Điều này là thành thực còn điều kia là không thành thực. 1 điều xuất phát từ tấm lòng, 1 điều chỉ từ cửa miệng. 1 điều vô tư, chân thành, 1 điều là ích kỷ, có mục đích. 1 điều được mọi người cảm nhận, xúc động, 1 điều bị mọi người lên án.
Gần đây tôi được nhìn thấy bức tượng bản thân của 1 anh hùng Mexico là Tướng Alvaro Obregon tại lâu đài Chapultepec ở Mexico. Dưới tượng đài có khắc những lời lẽ đầy triết lí của Obregon: "Đừng sợ những kẻ tấn công anh mà hãy sợ những người bạn nịnh hót anh".
Đúng! Tôi hoàn toàn không khuyến khích sự xu nịnh! Tôi đáng nói đến 1 cách sống mới. Cho tôi phép nhắc lại: 1 cách sống mới.
Vua George V có 1 loạt 6 câu châm ngôn được viết trên những bức tường trong phòng học của ông tại cung điện Buckingham. 1 trong những câu châm ngôn này viết: "Hãy ngăn tôi đừng trao và nhận những lời khen ngợi rẻ tiền". Mọi lời nịnh hít đều là lời khen ngợi rê tiền. Tôi rất tâm đắc với 1 định nghĩa cho rằng: "Nịnh hót là nói với 1 người khác chính điều mà t thích nghĩ về mình".
Khi đầu óc không vướn bận, chúng ta thường dành gần 95% thời gian để nghĩ về mình. Hãy ngừng nghĩ về bản thân trong chốc lát và bắt đầu nghĩ về điều tốt của những người xung quanh. Khi ấy, tôi và bạn sẽ thấy mình không cần dùng đến những lời nịnh hót đó nữa. Đó chỉ là 1 thứ rẻ tiền và giả dối.
1 trong những giá trị bị ta lãng quên nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày chính là sự cảm kích, trân trọng. Chẳng biết vì sao chúng ta cứ hay lãng quên khen ngợi con cái mình khi chúng đem về nhà tờ giấy khen hay quyển sổ liên lạc ghi thành tích học tập tốt trong tháng qua. Chúng ta quên khuyến khích con cái khi lần đầu tiên tự chúng làm được 1 cái bánh hay tự giác dọn dẹp gọn gàng góc học tập của mình... Không có điều gì làm con trẻ vui sướng hơn là sự quan tâm và khen ngợi của bố mẹ.
Mỗi khi thưởng thức 1 món ngon ở nhà hàng, tôi luôn tự dặn mình nhớ nói với người đầu bếp rằng món ăn này rất tuyệt. Khi gặp 1 người bán hàng mệt mỏi mà vẫn biểu lộ sự ân cần với khách thì tôi cũng luôn nhắc nhở mình hãy nhớ cảm ơn anh ta vì sự phục vụ tận tâm, nhiệt tình.
Tất cả diễn viên, ca sĩ và diễn giả trên thrrs giới đều nản lòng nếu không được nhận những tràng vỗ tay khen ngợi nào từ khán thính giả. Nếu điều này đúng đối với những người biểu diễn chuyên nghiệp thì nó còn đúng gấp nhiều lần đối với những người làm việc trong các cơ quan, cửa hàng, nhà máy, trong gia đình và bạn bè chúng ta. Trong tất cả quan hệ giữa người với người, chúng ta luôn hãy nhớ rằng mọi người hợp tác với mình cũng đều là những con người và họ đều khao khát nhận được sự công nhận, đánh giá cao và trân trọng những gì họ đã làm.
Hãy thắp lên ngọn lửa của sự biết ơn chân thành đối với mọi người trong cuộc sống. Sự lan tỏa của ngọn lửa này sẽ mang lại cho bạn những giá trị vượt thời gian.
Chỉ trích hay xúc phạm người khác không bao giờ làm thức tỉnh hay thay đổi được họ trở nên tốt hơn, vậy nên bạn đừng bao giờ làm thế! Có 1 câu châm ngôn cổ rất hay mà tôi đã dán lên tấm gương soi để ngày nào cũng có thể nhìn thấy: "Tôi chỉ sống trên thế gian này có 1 lần, vì vậy nếu có thể làm bất cứ điều tốt đẹp nào hay thể hiện lòng nhân ái, tri ân của mình với bất kỳ ai, tôi sẽ thực hiện ngay không chậm trễ, bởi tôi biết mình sẽ không sống đến lần thứ 2, hoặc sợ mình không còn cơ hội".
Triết gia Emerson nói: "Mọi người tôi gặp đều có những điểm hay hơn tôi và tôi luôn học được điều gì đó ở họ". Mong rằng điều này cũng đúng với bạn và tôi. Chúng ta hãy ngừng nghĩ đến những thành tích, mong muốn của mình và tìm hiểu những điểm tốt của người khác. Mọi người sẽ hết sức ghi nhận những lời khên ngợi cảu bạn và luôn có động lực để thực hiện những điều tốt đẹp tương tự trong suốt cuộc đời họ.
* Biết khen ngợi và cám ơn những người xung quanh 1 cách chân thành chính là chiếc đũa thần tạo nên tình thân ái và nguồn đọng viên to lớn. Đó là niềm vui rằng mọi người đang được quan tâm, công nhận và yêu thương. Mỗi người được khen ngời chân thành sẽ tự nhiên sửa đổi những tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn.
NGUYÊN TẮC 2
THÀNH THẬT KHEN NGỢI VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI KHÁC.