ĐẮC NHÂN TÂM PHẦN 2: 6 CÁCH TẠO THIỆN CẢM, 4 THÀNH THẬT QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC ~ PHAN NGỌC LỢI

ĐẮC NHÂN TÂM PHẦN 2: 6 CÁCH TẠO THIỆN CẢM, 4 THÀNH THẬT QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC





Công ty Điện thoại New York đã từng tiến hành 1 nghiên cứu chi tiết qua các cuộc điện thoại để tìm xem từ nào là từ dùng nhiều nhất. Kết quả cho thấy đó là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "Tôi". Nó đã được dùng 3.900 làn trong 500 cuộc điện thoại.

Khi nhìn bức ảnh 1 nhóm người trong đó có bạn thì ai là người bạn tìm kiếm đầu tiên?
Nếu bank tin là mọi người đều chú ý đến bạn xin hãy trả lời câu hta hỏi sau đây: "Nếu chẳng may hôm nay tôi qua đời thì có bao nhiêu người đến viếng và đưa tiễn tôi?". Khi chúng có gây ấn tượng với người khác chỉ để người ấy quan tâm đến mình, chúng ta sẽ không bao giờ có nhiều bạn bè thật sự chân thành.

Alfred Adler,  nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo, trong kiệt tác Cuộc đời có ý nghĩa như thế nào (What Life Should Mean To You) đã viết: "Ai không quan tâm đến đồng loại sẽ gặp những khó khăn lớn nhất trong đời và sẽ gây ra những tổn hại lớn nhất cho người khác. Chính từ những cá nhân ấy mà mọi thất bại của con người nảy sinh".
Nhận định của Adler trọn vẹn đến mức tôi rất muốn được lặp lại: "Ai không quan tâm đến đồng loại sẽ gặp những khó khăn lớn nhất trong đời và sẽ gây ra những tổn hại lớn nhất cho người khác , và sau đó đến chính họ. Chính từ những cá nhân ấy mà mọi thất bại và tại họa của con người nảy sinh".

Tôi từng dự 1 khóa viết truyện ngắn ở Đại học New York. Khi đó, giám đốc 1 tạp chí hàng đầu đã phát biểu: "Nếu không quan tâm đến mọi người thì đừng mong trở thành 1 nhà văn viết truyện ngắn thành công". Ông nói rằng, chỉ cần đọc 1 vài đoạn trong bất kỳ truyện ngắn nào, ông đều có thể nói ngay tác giả đó có yêu độc giả của mình hay không. "Nếu như viết không quan tâm, không trân trọng độc giả thì độc giả sẽ không thích truyện của người đó".
Việc đối nhân xử thế cũng vậy.

Tôi có dịp trò chuyện với Howard Thhurston, 1 ảo thuật gia nổi tiếng thế giới trong lần cuối cùng ông xuất hiện trên sân khấu Broadway. Suốt 40 năm, ông đã từng làm hơn 60 triệu người phải tròn xoe mắt kinh ngạc trước những màn biểu diễn của mình và ông đã kiếm được tổng cộng 2 triệu đô-la nhờ công việc ấy.

Tôi hỏi bí quyết thành công của Thurston, ông cho rằng giáo dục trong trường học chẳng liên quan tới thành công của ông. Khi còn là 1 cậu bé, ông đã bỏ nhà đi lang thang, nhảy tàu, ngủ bờ ngủ bụi và xin ăn hết nhà này đến nhà khác. Ông học chữ qua các pa-nô quảng cáo và các biểu chỉ đường. 

Phải chăng ông có kĩ thuật siêu đẳng về ảo thuật? Không, ông bảo rằng có hàng trăm quyển sách viết về ai thuật và hàng chục người biểu diễn hơn ông. Tuy nhiên, ông có 2 điều mà những người khác không có. Thứ nhất, ông có khả năng nêu bật nhân cách của mình vượt trên ánh đèn của sân khấu. Ông là 1 nhà ảo thuật bậc thầy. Ông hiểu bản tính con người. Mọi điều ông làm, mọi cử chỉ, giọng nói, mỗi cái ngước mắt nhìn đều đã được tính toán cản thận từ trước. Mỗi động tác của ông đều được tính đến 1 phần nhỏ của giây, Thứ 2, và điều này mới quan trọng là Thurston có 1 tình yêu thật sự dành cho khán giả. Ông bảo, nhiều nhà ảo thuật thường nhìn khán giả và tự nhủ: "Tốt lắm, đây là 1 đám người tỉnh lẽ dễ lừa bịp, ta sẽ đánh lừa họ dễ dàng thôi!". Thurston thì khác hẳn: "Tôi biết ơn những người đến xem tôi biểu diễn. Họ cho tôi cơ hội kiếm sống bằng 1 nghề rất thú vị. Tôi sẽ đem đến cho họ những màn trình diễn hay nhất của tôi".


Ông chưa bao giờ ra trước ánh đèn sân khấu mà không tự nhủ: "Tôi yêu khán giả của tôi. Tôi yêu quý tất cả các bạn".

Chắc hẳn các bạn nghĩ rằng cách nói của ông có vẻ ngớ ngẩn và buồn cười. Nhưng đó thực sự là phương pháp được 1 trong những nhà ảo thuật nổi tiếng mọi thời đại sử dụng thành công.

Đây cũng chính là bí quyết của Tổng thống Theodore Roo-sevelt. Ngay cả những người phục vụ cũng yêu mến ông. James E. Amos, 1 người phục vụ của Theodore Roosevelt, đã viết 1 cuốn sách về ông nhan đề Theodore Roosevelt - thần tượng của những người phục vụ (Theodore Roosevelt, Hero to His Valet). Trong sách có đoạn: "Có lần, vợ tôi hỏi Tổng thống con chim bob-white trông như thế nào vì cô ấy chưa từng nhìn thấy. Lúc đó ngài mô tả cặn kẽ  cho cô ấy. Lát sau, chúng tôi có điện thoại. Đầu dây bên kia là Tổng thống. Ngài gọi và bảo vợ tôi rằng, hiện có 1 con chim bob-white ngoài sân, cứ nhìn ra cửa sổ sẽ thấy ngay. Tính cách của ngài là thế, lúc nào cũng thân thiện, ân cần. Mỗi khi đi ngang qua căn phòng của chúng tôi, dù không nhìn thấy vợ chồng tôi ở đấy, ông vẫn gọi to: "Annie!" hoặc "James!" Giống hệt như lời chào hỏi giữa những người bạn với nhau".

Làm sao nhân viên không yêu mến ngững nhà lãnh đạo như thế? Làm sao mọi người lại không yêu mến 1 nhân cách như thế?

Roosevelt còn dược kính trọng vì tính cách rất khiêm tốn của mình. Sau khi mãn nhiệm, có lần ông được mời vào Nhà Trắng khi Tổng thống và Phu nhân không ở đấy. Ông đến và chào tất cả những nhân viên cũ mà ông gặp bằng tên thân mật của họ.

Archie Butt kể lại: Khi Rooosevelt gặp cô phụ bếp Alice, ông hỏi Alice có còn làm món bánh ngô hay không. Alice đáp cô vẫn làm nhưng bây giờ chỉ dành cho những người phục vụ. Roosevelt nói ngay: "Ồ, sao họ lại không biết thưởng thức như vậy! Ta sẽ nói điều này với Tổng thống khi ông ấy quay về", và vui vẻ nhận chiếc bánh ngô mà Alice tặng ông sau đó. Trên đường ra về, ông vẫy chào tất cả những người làm vườn mà ông gặp. 

"Sự trân trọng của Roosevelt với những người đã từng làm việc và phục vụ mình trước đây khiến chúng tôi vô cùng xúc động." -Ike Hoover, đội trường đội cận vệ làm việc hơn 40 năm ở Nhà Trắng, xúc động kể lại. Ông nói: "20 năm rồi chúng tôi mới có lại 1 ngày hạnh phúc như thế. Không tiền bạc nào có thể đánh đổi được những tình cảm như vậy".

Một người bình thường vẫn có thể nhận được sự chý ý cũng như thời gian và sự hợp tác của những nhân vật nổi tiếng bằng cách thực sự quan tâm và ngưỡng mộ họ. Cách đây nhiều năm, tôi tổ chức 1 khóa học cách viết tiểu thuyết ở Viện Nghệ thuật và Khoa học Brooklyn. Chúng tôi mong muốn những tác giả nổi tiếng như Katheen Norris, Fannie Hurst, Ida Tarbell, Albert Payson Terhune, Rupert Hughes đến Brooklyn và chia những kinh nghiệm quý báu của họ. Thế là chúng tôi viết thư cho những tác giả nổi tiếng này, bày tỏ lòng cảm kích và ngưỡng mộ đối với họ những tác phẩm của họ và rất mong nhận được lời khuyên cũng như học những bí quyết thành công từ họ. 

Mỗi bức thư đều được ký với gần 150 học viên. Trong thư chúng tôi cũng trình bày rằng chúng tôi hiểu các tác giả đều rất bận rộn nên không thể chuẩn bị 1 bài diễn thuyết được. Vì thế, chúng tôi đính kèm 1 danh những câu hỏi về phương pháp viết văn để họ đều đến Brooklyn để chia sẻ với chúng tôi.

Cũng bằng phương pháp này, tôi đã thuyết phục được Leslie M. Shaw, Bộ  trưởng Bộ Tài chính trong chính phủ của Theodore Roosevelt; Geogre Wickersham, Chưởng lí trong nội các Taft; William Jenning Bryan, Franklin D. Roosevelt và nhiều nhân vật lỗi lạc khác đến nói chuyện với các học viên. 

Công nhân trong 1 nhà máy, nhân viên trong 1 cơ quan hay 1 ông vua trên ngài vàng đều yêu thích những người thán phục mình. Hoàng đế Đức là 1 ví dụ điển hình. Vào cuối cuộc Chiến TRanh Thế giới thứ 1, có lẽ ông là con người bị cả thế giới khinh bỉ. Ngay cả người dân nước ông cũng chống lại ông. Ông phải sang Hà Lan tị nạn chính trị. Hàng triệu người muốn xé xác nhà vua vì sự căm phẫn đang sôi sục trong họ. Ngay vào lúc đó, 1 cậu bé viết cho nhà vua 1 bức thư đơn giản, chân thành và đầy tình thương mến, cảm phục. Cậu bé viết rằng dù cho ai có nói gì đi nữa, bao giờ cậu cũng yêu quý Wilhelm và xem ông như vị hoàng đế của mình. Nhà vua rất cảm động khi đọc thư và ngay lập tức, ông đã mời cậu bé đến gặp mình. Cậu bé không đến 1 mình mà đi với mẹ. Sau đó, vị hoàng đế đã cưới mẹ của cậu bé dễ thương. Câu chuyện có thật nhưng lại giống như 1 câu chuyện cổ tích.

Có 1 nguyên tắc rất cơ bản. Nếu chúng ta muốn có những người bạn thật sự thì hãy nghĩ và làm việc gì đó cho họ, dành cho họ thời gian, sức lực và sự quan tâm không vụ lợi.

Tôi có thói quen kín đáo dò hỏi ngày sinh của bạn bè từ rất nhiều năm trước. Vào đầu mỗi năm , tôi ghi chú những ngày sinh nhật này trong quyển lịch bỏ túi. Khi những ngày ấy đến, tôi sẽ gửi 1 bức thư hay 1 món quà cho họ. Và bạn có tin không, sự vui mừng của họ khiến tôi cảm thấy dường như mình là người duy nhất trên trái đất này nhớ đến ngày sinh của họ.

Nếu như bạn muốn kết bạn với người khác thì hãy chào họ 1 cách sôi nổi và nhiệt tình. Khi có ai đó gọi điện thoại cho bạn, bạn hãy nói câu "Xin chào!" bằng 1 giọng biểu lộ sự vui thích thật lòng. Bạn đã từng nghe về "gionhj nói biết cười" đúng không? Nhiều công ty huấn luyện nhân viên trực điện thoại chòa người gọi đến bằng giọng nói toát lên niềm vui, sự quan tâm và lòng nhiệt tình. Người gọi đến sẽ cảm thấy được quan tâm thực sự. Đừng quên điều này khi bạn gọi hay trả lời điện thoại hôm nay nhé.

Biểu lộ sự quan tâm chân thành đối với người khác không những giúp bạn có thêm bạn bè mà còn có thể làm tăng long trung thành của khách hàng đối với công ty bạn.

Trong 1 kỳ phát hành của tờ báo thuộc Ngân hàng Quốc gia Bắc Mỹ ở New York, tòa soạn đã cho đăng lá thư của 1 khách hàng tên Madeline Rosedale gửi giám đốc ngân hàng này. Lá thư như sau:

"Tôi muốn ông biết rằng tôi rất quý mến các nhân viên làm việc trong ngân hàng của ông. Ai cũng lịch sự, nhã nhặn và sẵn sàng  giúp đỡ. Thật thú vị khi được 1 cô thu ngân chào đón vui vẻ sau khi mình đã chờ đợi lâu như vậy. Năm rồi, mẹ tôi nằm bệnh viện suốt nhiều tháng. Toi thường giao dịch với Marie Petrucello, cô ấy quan tâm cả đến gia đình tôi và hỏi thăm tình hình sức khỏe của mẹ tôi".

Bạn nghĩ khách hàng Rosedale có bỏ ngân hàng này được không?

Charles R. Walters, nhân viên của 1 trong những ngân hàng lớn nhất New York được giao nhiệm vụ chuẩn bị 1 báo cáo mật về 1 tập đoàn. Anh chỉ biết có 1 người duy nhất nắm những thông tin mà anh cần gấp. Khi Walters được đưa vào phòng của nhân vật nắm giữ thông tin quan trọng này, anh nghe cô thư ký tre bản rằng hôm nay cô không có con tem nào cho ông  cả. Ông giải thích với Walters: "Tôi đang sưu tầm tem cho thằng con trai 12 tuổi". Walters trình bày công việc của mình và bắt đầu đưa ra những câu hỏi. Ông Trưởng phòng này tỏ ra mơ hồ, trả lời chung chung mà không đi vào trọng tâm. Ông không muốn nói và xem ra không điều gì có thể thuyết phục ông ta nói cả. Cuộc phỏng vấn ngắn ngủi và khô khan. Ông Walters nói khi kể lại câu chuyện cho lớp học của tôi nghe: "Thú thực, tôi không biết nên làn như thế nào. Sau đó, tôi nhớ lại điều mà cô thư ký đã nói với ông ta, đó là những con tem, cậu con 12 tuổi... Và tôi chợt nhớ rằng bộ phận đối ngoại của ngân hàng chúng tôi giao dịch thư từ khắp nơi nên chúng tôi có những con tem từ rất nhiều quốc gia trên thế giới. Chiều hôm sau, tôi lại đến thăm ông trưởng phòng này và viết 1 lưu ý nhỏ gửi trước cho ông rằng tôi có được vài con tem cho cậu con trai của ông. Ông ta bắt tay tôi niềm nở như thể đang tranh cử tri để tìm đường vào Quốc hội. Nụ cười Tưng bừng nở trên mặt ông và thiện chí biểu lộ rõ rệt qua thái độ. Ông vừa nói vừa ngắm nhìn, vừa vuốt ve những con tem: "Thằng George nhà tôi sẽ thích những con tem này lắm! Quả là 1 kho báu!". Chúng tôi có nửa đồng hồ nói chuyện về tem và xem hình cậu bé. Ngay sau đó, anh dành hơn 1 giờ cung cấp cho tôi mọi thông tin mà tôi cần, thậm chí không cần tôi phải gợi ý. Rồi ông lại gọi những nhân viên khác vào  để bổ sung thêm nữa. Chưa hết, ông còn gọi điện thoại cho 1 vài người cộng tác với ông. Ông cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin mới, các sự kiện, hình ảnh, báo cáo và cả những thư từ liên quan. Theo cách nói của giới phóng viên, tôi đã có được những tin tức hấp dẫn và hot nhất".

Dưới đây là 1 minh họa khác.

Nhiều năm ròng, C. M. Knaphle ở Philadelphia tìm cách bản chất đốt cho 1 tổ chức bán hàng đa cấp hơn. Nhưng công ty này vẫn tiếp tục mua chất đốt của 1 nhà cung cấp ngoài thành phố và họ giao ngay trước cổng công ty của Knaphle. Một buổi tối nói chuyện trước lớp học của tôi, ông Knaphle bộc lộ sự bực tức đối với công ty bán hàng đa cấp nọ.

Tôi gợi ý ông thử 1 cách tiếp cận khác. Chúng tôi tổ chức 1 cuộc tranh luận giữa những học viên trong lớp về sự phát triển của lối bán hàng đa cấp đang gây cho đất nước nhiều thiệt hại hơn lợi ích.

Theo gợi ý của tôi, Knaphle đứng về phía ủng hộ. Ông tán  thành và bênh vực những tổ chức bán hàng đa cấp. Sau đó, ông đến gặp thẳng 1 ủy viên quản trị của tổ chức bán hàng đa cấp mà ông từng bực tức: "Tôi đến không đến đây để tìm cách bán chất đốt. Tôi đến để nhờ ông giúp, bởi vì tôi không nghĩ ra 1 người nào khác có đủ khả năng và kiến thức sâu rộng cho tôi được những lời khuyên mà tôi đang cần. Tôi sẽ rất biết ơn những giúp đỡ của ông".

Sau 1 phút nghe tôi trình bày,  ông ấy mời tôi ngồi và nói chuyện với tôi đúng 1 giờ 40 phút. Ông gọi 1 người quản trị khác vốn đã từng viết 1 quyển sách về bán hàng đa cấp, đang giữ việc soạn thảo văn bản sau cuộc tranh luận về vấn đề này.

Ông ấy cảm thấy rằng việc bán hàng đa cấp đã góp phần mang lại lợi ích thực sự cho con người. Ông tự hào về điều ông đang làm cho hàng trăm cộng đồng. Khi nói, mắt ông sáng bừng lên và tôi phải thú nhận rằng ông đã mở mắt cho tôi thấy được những điều tôi chưa bao giờ mơ đến. Ông đã làm thay đổi toàn bộ thái độ và cách nhìn của tôi.

Khi tôi ra về, ông đưa tôi ra cửa, ôm vai tôi rồi chúc tôi thành công trong cuộc tranh luận. Ông còn ân cần bảo  tôi trở lại và cho ông biết kết quả như thế nào. Những lời cuối cùng của ông là: "Mong rằng anh sẽ trở lại. Tôi muốn đặt hàng chất đốt của anh".

Với tôi, điều đó gần như là 1 phép màu. Ông sẵn lòng mua chất đốt cho tôi mà không cần tôi gợi ý hay yêu cầu. Chỉ bằng việc thực sự quan tâm đến ông và công việc của ông chứ không phải bắt ông quan tâm đến tôi và sản phẩm của tôi, trong chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, tôi đã được kết quả mà suốt 10 năm qua tôi tìm kiếm vô vọng".

Khôsg phải ông Knaphle phát hiện được chân lý mới. Một trăm năm trước khi Chúa Jesus ra đời, nhà thơ La Mã lừng danh Publilius Syrus đã nhận xét: "Chúng ta chỉ quan tâm đến người khác khi họ quan tâm đến chúng ta".

Cách biểu lộ sự quan tâm cũng tương tự việc ứng dụng các nguyên tắc khác trong đối nhân xử thế: phải thật lòng, không giả dối. Nó phải có lợi với người biểu lộ mối quan tâm và cả người nhận được sự quan tâm. Kết quả cuois cùng luôn phải đảm bảo đôi bên cùng có lợi. 

Martin Ginberg, 1 học viên của tôi ở Long Island, New York, kể về 1 người điều dưỡng đã gây ấn tượng đặc biệt cho ông và tác động sâu sắc đến đời ông như sau: "Đó là ngày lễ Tạ ơn năm tôi lên 10. Tôi đang nằm trong 1 bệnh viện từ thiện của thành phố để hôm sau trải qua 1 ca phẫu thuật quan trọng. Tôi biết rằng mình sẽ phải chịu đựng đau đớn và bị giữ chặt trên giường hàng tháng trời. Cha tôi đã qua đời. Hai mẹ con tôi sống trong 1 căn phòng nhỏ. Thật không may là ngày hôm ấy mẹ tôi lại bị bệnh nên không thể đến thăm tôi được. 

Ngày hôm đó cứ kéo dài ra mãi. Cảm giác cô đơn, thất vọng và sợ hãi bao trùm lấy tôi. Tôi biết mẹ tôi cũng ở nhà 1 mình, lo lắng cho tôi không có ai bên cạnh, không có ai để cùng ăn và thậm chí không có đủ tiền để đãi tôi 1 bữa tiệc vào ngày lễ Tạ ơn. Nước mắt tủi thân cứ trào ra. Tôi gục đầu trên gối, đau xót, tự thương mình và thương mẹ. Cả người tôi đau đớn như bị tra tấn. Một cô điều dưỡng tập sự nghe tiếng khóc đã đến bên tôi. Cô kéo chăn ra khỏi mặt tôi và bắt đầu lau nước mắt cho tôi. Cô chia sẻ với tôi cảm giác cô đơn và tâm sự rằng cô cũng rất buồn vì phải làm việc và không thể về với gia đình trong lúc cần sum họp này. Thế rồi cô mời tôi cùng ăn trưa. Đó là 2 khay thức ăn với những món ăn thường dùng cho ngày lễ Tạ ơn. Dù theo kế hoạch vào 4 giờ chiều cô có thể ra về, song cô vẫn ở lại với tôi cho đến tận 11 giờ đêm. Cô vui đùa, nói chuyện với cho đến khi tôi chìm vào giấc ngủ. Nhiều lễ Tạ ơn khác đã đến và qua đi trong đời nhưng tôi vẫn luôn nhớ mãi lễ Tạ ơn năm ấy. Tôi đã chìm trong nỗi lạnh lẽo của cảm giác hụt hẫng, cô đơn và sợ hãi nhưng bỗng tìm thấy hơi ấm và sự dịu dàng từ 1 người hoàn toàn xa lạ. Từ lúc đó, tôi được tiếp thêm sức mạnh thần kì để có thể vượt qua tất cả những đau đớn, buồn khổ xảy đến trong đời mình".

Sự quan tâm chân thành đến người khác sẽ tạo ra những phép màu. Phép màu ấy không chỉ dành cho người khác mà còn dành cho chính bạn.

* Hãy luôn nhớ rằng bạn có 2 cánh tay: 1 để tự giúp mình, và 1 để giúp người khác.

* Một người có thể thành công trong hầu hết mọi việc nếu anh ta có 1 lòng nhiệt tình vô hạn.



NGUYÊN TẮC 4:


THẬT LÒNG QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC


5 nhận xét:

  1. Công ty Điện thoại New York đã từng tiến hành 1 nghiên cứu chi tiết qua các cuộc điện thoại để tìm xem từ nào là từ dùng nhiều nhất. Kết quả cho thấy đó là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "Tôi". Nó đã được dùng 3.900 làn trong 500 cuộc điện thoại.


    http://www.phanngocloi.com/2017/03/ac-nhan-tam-phan-2-6-cach-tao-thien-cam.html

    Trả lờiXóa
  2. ĐẮC NHÂN TÂM PHẦN 2: 6 CÁCH TẠO THIỆN CẢM, 4 THÀNH THẬT QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC






    Công ty Điện thoại New York đã từng tiến hành 1 nghiên cứu chi tiết qua các cuộc điện thoại để tìm xem từ nào là từ dùng nhiều nhất. Kết quả cho thấy đó là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "Tôi". Nó đã được dùng 3.900 làn trong 500 cuộc điện thoại.

    http://www.phanngocloi.com/2017/03/ac-nhan-tam-phan-2-6-cach-tao-thien-cam.html

    Trả lờiXóa
  3. ĐẮC NHÂN TÂM PHẦN 2: 6 CÁCH TẠO THIỆN CẢM, 4 THÀNH THẬT QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC






    Công ty Điện thoại New York đã từng tiến hành 1 nghiên cứu chi tiết qua các cuộc điện thoại để tìm xem từ nào là từ dùng nhiều nhất. Kết quả cho thấy đó là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "Tôi". Nó đã được dùng 3.900 làn trong 500 cuộc điện thoại.

    Khi nhìn bức ảnh 1 nhóm người trong đó có bạn thì ai là người bạn tìm kiếm đầu tiên?
    Nếu bank tin là mọi người đều chú ý đến bạn xin hãy trả lời câu hta hỏi sau đây: "Nếu chẳng may hôm nay tôi qua đời thì có bao nhiêu người đến viếng và đưa tiễn tôi?". Khi chúng có gây ấn tượng với người khác chỉ để người ấy quan tâm đến mình, chúng ta sẽ không bao giờ có nhiều bạn bè thật sự chân thành.

    http://www.phanngocloi.com/2017/03/ac-nhan-tam-phan-2-6-cach-tao-thien-cam.html

    Trả lờiXóa
  4. NGUYÊN TẮC 4:


    THẬT LÒNG QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC

    http://www.phanngocloi.com/2017/03/ac-nhan-tam-phan-2-6-cach-tao-thien-cam.html

    Trả lờiXóa
  5. ĐẮC NHÂN TÂM PHẦN 2: 6 CÁCH TẠO THIỆN CẢM, 4 THÀNH THẬT QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC






    Công ty Điện thoại New York đã từng tiến hành 1 nghiên cứu chi tiết qua các cuộc điện thoại để tìm xem từ nào là từ dùng nhiều nhất. Kết quả cho thấy đó là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "Tôi". Nó đã được dùng 3.900 làn trong 500 cuộc điện thoại.

    Khi nhìn bức ảnh 1 nhóm người trong đó có bạn thì ai là người bạn tìm kiếm đầu tiên?
    Nếu bank tin là mọi người đều chú ý đến bạn xin hãy trả lời câu hta hỏi sau đây: "Nếu chẳng may hôm nay tôi qua đời thì có bao nhiêu người đến viếng và đưa tiễn tôi?". Khi chúng có gây ấn tượng với người khác chỉ để người ấy quan tâm đến mình, chúng ta sẽ không bao giờ có nhiều bạn bè thật sự chân thành.

    http://www.phanngocloi.com/2017/03/ac-nhan-tam-phan-2-6-cach-tao-thien-cam.html


    Trả lờiXóa