TƯỞNG TƯỢNG VÀ
TIN TƯỞNG VÀO NHỮNG GÌ
BẠN KHÁT KHAO VƯƠN TỚI
Bước làm giàu thứ hai
Niềm tin chính là nhà bác học của tâm hồn. Khi niềm tin hòa
quyện cùng ý niệm, tiềm thức của chúng ta sẽ ngay lập tức nắm bắt tần số rung động
ấy, chuyển hóa nó thành một sức mạnh tinh thần tương đương và sau đó chuyển sức
mạnh đó tới miền trí tuệ vô biên.
Cảm xúc của niềm tin, tình yêu và tình dục là những cảm xúc mãnh
liệt nhất trong số tất cả các cảm xúc của con người. Ba cảm xúc này hòa quyện với
nhau làm cho tư tưởng con người trở nên lung linh, sống động hơn bao giờ hết.
Và những cảm xúc đó ngay lập tức tác động vào tiềm thức của chúng ta, chuyển
hóa thành một dạng sức mạnh tinh thần tương đương và sức mạnh đó “đánh thức” miền trí tuệ vô biên chưa được khai thác của con người.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG VÀ NUÔI DƯỠNG NIỀM TIN?
Nhận định sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng
của sự tự ám thị đối với quá trình chuyển hóa khát vọng tinh thần thành giá trị
vật chất hay tiền tài tương đương: Niềm tin là một trạng thái tinh thần có thể
được tạo ra và điều khiển bằng việc không ngừng khẳng định và lặp đi lặp lại một
cách nghĩ nào đó vào tiềm thức theo nguyên tắc tự kỉ ám thị.
Lặp đi lặp lại một sự khẳng định nào đó giống như việc ra những
mệnh lệnh cho tiềm thức của bạn. Đến nay, đó là phương pháp duy nhất nhằm phát
triển niềm tin một cách chủ động.
Để minh họa, bạn hãy chú ý đến mục đích khi bạn đọc cuốn
sách này. Tất nhiên, mục tiêu của bạn là muốn đạt được khả năng chuyển hóa những
ý tưởng vô hình thành những giá trị vật chất hữu hình, mà cụ thể là tiềm bạc. Bằng
cách thực hành những chỉ dẫn trong các chương nói về tự kỉ ám thị và tiềm thức,
bạn sẽ học được những kỹ thuật giúp “thuyết phục” tiềm thức rằng những gì bạn
tin tưởng và mong muốn thì chắc chắn bạn sẽ đạt được. Tiềm thức của bạn sẽ tiếp
nhận sự tin tưởng đó và chuyển hóa nó thành niềm tin hay một nỗi ám ảnh trong
tâm trí bạn. Niềm tin đó sẽ “dẫn đường chỉ lối” cho bạn vạch ra một kế hoạch cụ
thể nhằm đạt được những gì mình khao khát.
Tin tưởng vào bản thân và khả năng của mình là một trạng
thái tinh thần mà bạn cần phải cố gắng tạo dựng và nuôi dưỡng sau khi bạn làm
chủ được 13 nguyên tắc đề cập đến trong cuốn sách này. Đó là sự thực, bởi niềm
tin đó sẽ phát triển một cách rất tự nhiên trong bạn khi bạn thấu hiểu và áp dụng
những nguyên tắc nói trên.
Những cảm xúc hay phần “tình cảm” trong tư duy của bạn là những
gì làm cho các cách nghĩ đó bền lâu và sống động. Những cảm xúc đối với niềm
tin tưởng, tình yêu thương hay tình dục khi hòa quyện với sự thôi thúc của một
ý tưởng bất kỳ nào đó sẽ thúc đẩy bạn có những hành động lớn lao để thực hiện bằng
được cách nghĩ ấy. Tất cả mọi ý tưởng khi được “cảm xúc hóa” và hòa quyện với
niềm tin thì đều lập tức bắt đầu chuyển thành những giá trị vật chất tương
đương.
Điều đó không chỉ đúng với những cách nghĩ hòa quyện với niềm
tin và cảm xúc tích cực; nó đúng với bất kì cảm xúc nào, kể cà những cảm xúc
tiêu cực.
Tiềm thức sẽ chuyển hóa những ý tưởng mang tính tiêu cực,
hay thậm chí phá hoại, thành những giá trị vật chất tương đương cũng tương tự
như chuyển hóa những ý tưởng mang tính tích cực và xây dựng vậy. Một nhà tội phạm
học nổi tiếng đã diễn giải quan điểm trên như sau: “Khi một người lần đầu tiên
tiếp xúc với tội ác hay những hành động xấu, anh ta thường rất ghê tởm nó. Nhưng nếu tiếp tục một thời gian nữa, ahn ta trở nên quen
và bắt đầu chịu đựng những hành động xấu
xa đó. Nếu phải tiếp tục trong một thời gian dài, cuối cùng anh ta sẽ có xu hướng
bị ảnh hưởng và bắt chước theo những hành động đó”.
Như vậy có thể nói rằng,
những cách tư duy tiêu cực nếu liên tục được truyền vào tiềm thức
thì đến
một lúc nào đó, nó sẽ được tiềm thức chấp nhận và làm theo. Tiềm thức sẽ
chuyển hóa những tư duy tiêu cực đó thành những giá trị vật chất tương đương
theo cách thực tế nhất có thể.
Đó là nguyên nhân của một hiện tượng kỳ lạ mà hàng triệu người
thất bại vẫn gọi là vận rủi.
Hàng triệu người tin rằng số phận của họ gắn liền với đói
nghèo thất bại, rằng vận mệnh họ đen đủi nên họ phải chịu như vậy và không có
cách gì có thể kiểm soát được điều đó. Nhưng sự thật thì chính họ lại là những
người tạo ra vận đen do niềm tin tiêu cực vào số phận không may mắn đã bị tiềm
thức phản ánh và chuyển hóa thành hiện thực.
Niềm tin của bạn là yếu tố quy định hành động của tiềm thức.
Do đó, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng bạn sẽ nhận được những lợi ích không
ngờ nếu như truyền vào tiềm thức những khát vọng tích cực và tin rằng những
khát vọng đó sẽ chuyển hóa thành những giá trị vật chất và tiền tài tương
đương. Quá trình chuyển hóa đó sẽ diễn ra theo những cách thức trực tiếp và thực
tiễn nhất có thể. Bất kì mệnh lệnh nào mà tiềm thức nhận được dưới dạng niềm
tin đều sẽ được hiện thực hóa.
Bạn hãy luôn nhớ rằng với cách thức hoạt động nào như vậy của
tiềm thức, sẽ không có gì cản trở bạn “đánh lừa” tiềm thức của mình bằng cách
đưa ra liên tục những chỉ thị thông qua hình thức tự kỉ ám thị. Đó là những gì
tôi đã làm khi tôi “đánh lừa” tiềm thức của con trai mình.
Để làm cho việc “đánh lừa” tiềm thức trở nên thực tiễn hơn,
bạn cần luôn suy nghĩ và hành động giống như thể bạn đã có tất cả những gì mình
mong muốn.
Bạn rất cần phải khuyến khích những cảm xúc tích cực cũng
như những nguồn năng lượng chi phối tâm trí mình. Tuy nhiên, niềm tin vào bản
thân không chỉ đến đơn thuần từ việc đọc những chỉ dẫn trong sách. Khi bạn hiểu
được lí thuyết rồi thì công việc còn lại là phải áp dụng nó vào thực tế. Chỉ
qua trải nghiệm và thực tập, bạn mới có thể phát triển khả năng kết hợp niềm
tin với những tư duy mà bạn muốn truyền
vào tiềm thức.
Khi bạn tin vào khả năng của mình, bạn biết cách ra những chỉ
thị cho tiềm thức thì tiềm thức sẽ chấp nhận và làm theo ngay lập tức. Khi tâm
trí bạn bị chi phối bởi những cảm xúc tích cực, nó sẽ khuyến khích hơn nữa trạng
thái tinh thần mà chúng ta thường gọi là niềm tin.
NIỀM TIN VÀO BẢN THÂN LÀ MỘT TRẠNG THÁI TINH THẦN CÓ THỂ ĐƯỢC TẠO RA NHỜ TỰ KỶ ÁM THỊ
Trải qua bao thời đại, các vị lãnh tụ tôn giáo vẫn luôn
khuyên bảo con người sống phải có đức tin. Họ dạy cần phải tin vào tín điều này
tín ngưỡng khác, nhưng lại không dạy con người làm thế nào để hình thành và duy
trì đức tin đó. Họ không nói cho tín đồ hiểu rằng: “ Niềm tin là một trạng thái
tinh thần có thể được tạo ra nhờ sự tự kỉ ám thị”.
Cuốn sách này sẽ giải thích cho bạn bằng một ngôn ngữ mà bất
kỳ ai cũng có thể hiểu được những nguyên tắc để phát triển niềm tin từ chỗ
không có gì đến chỗ khiến bạn đạt được mọi mục tiêu trong cuộc sống.
Trước khi chúng ta bắt đầu, bạn nên nhớ kỹ những điều sau:
Niềm tin là liều thuốc thần diệu mang lại sự sống, sức mạnh
và hành động cho tư tưởng con người. Bạn nên đọc lại thành tiếng chân lý nói
trên nhiều lần để thấm nhuần chân lý đó.
Niềm tin là điểm khởi đầu của quá trình đạt tới sự giàu
sang. Niềm tin là nền tảng của những điều kì diệu, những phép màu mà không một
luật nào của khoa học có thể phân tích và lý giải trọn vẹn.
Niềm tin là liều thuốc giải độc duy nhất được biết đến cho
những thất bại.
Niềm tin là một thành tố mà khi được kết hợp với khát vọng
có thế khiến bạn tiếp cập được đến miền trí tuệ vô biên của chính bản thân
mình.
Niềm tin là một thành tố có thể chuyển hóa những rung động
bình thường của tư duy tạo ra bởi tâm trí của con người thành nguồn sức mạnh
tinh thần tương đương.
Niềm tin là thành tố duy nhất giúp con người kiểm soát và sử
dụng sức mạnh của miền trí tuệ vô biên.
ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA TỰ KỈ ÁM THỊ
Một thực tế rõ ràng là bạn luôn có xu hướng tin vào bất kì
điều gì bạn liên tục tự nhủ với bản thân, cho dù điều đó có đúng hay không. Nếu
bạn liên tục lừa dối mình bằng một quan niệm sai lầm nào đó, bạn sẽ chấp nhận
nó như một sự thật hiển nhiên. Bạn sẽ trở thành đúng như gì bạn nghĩ bởi bạn đã
để cho những suy nghĩ đó chi phối hoàn toàn tâm trí bạn. Những cách nghĩ mà bạn
cố gieo vào tâm trí mình, khích lệ nó, cho nó hòa trộn vào những cảm xúc của mình
sẽ kết thành các động lực định hướng và kiểm soát mọi động thái, hành vi và việc làm của bạn.
Nhận định sau có thể được coi như một chân lý: Tư duy khi được hòa trộn với lại cảm xúc sẽ trở thành một thanh nam châm hút tất cả các ý tưởng tương tự hoặc có liên quan khác.
Nhận định sau có thể được coi như một chân lý: Tư duy khi được hòa trộn với lại cảm xúc sẽ trở thành một thanh nam châm hút tất cả các ý tưởng tương tự hoặc có liên quan khác.
Một cách nghĩ “hấp dẫn” bởi những cảm
xúc có thể coi như những hạt giống. Khi được gieoo lên những mảnh đất màu mỡ,
nó sẽ nảy mầm, phát triển và nảy nở sinh sôi liên tục. Hạt giống ban đầu ấy tạo
thêm triệu triệu những hạt giống mới cùng loại.
Tâm trí con người liên tục nắm bắt
những tần số rung động của những ý tưởng phù hợp với tư duy đang chi phối tâm
trí bạn. Bất kì tư tưởng, ý niệm, kế hoạch hay mục tiêu nào trong tâm trí bạn
cũng thu hút vô số những ý tưởng liên quan. Những ý tưởng liên quan đó sẽ tiếp
sức cho ý niệm chính cho đến khi cách nghĩ đó phát triển thành động lực chi phối
hoàn toàn tâm trí bạn.
Bây giờ chúng ta hãy cùng trở về điểm
xuất phát. Làm thế nào để những hạt giống tư duy được gieo xuống mảnh đất tâm
trí? Cậu hỏi trả lời là các ý tưởng, kế hoạch hay mục tiêu sẽ được khắc sâu vào
tâm trí bằng quá trình suy nghĩ liên tục lặp đi lặp lại. Điều đó giải thích tại
sao bạn nên viết ra những mục tiêu chính của mình, luôn tâm niệm về nó và đọc
nó lên thành tiếng hàng ngày cho tới khi những tần số âm thanh đó chạm tới miền
tiềm thức của bạn.
Bạn có thể trở thành người mà bạn
mong muốn bởi bạn có quyền chọn lựa những ý nghĩ chi phối tâm trí mình. Nếu biết
cách lựa chọn, bạn có thể rút bỏ khỏi trí óc những ảnh hưởng tiêu cực trong quá
khứ và xây dựng cuộc đời theo cách bạn muốn. Tự đánh giá những điểm mạnh và điểm
yếu tinh thần của mình, bạn sẽ nhận thấy một điểm yếu lớn nhất là sự thiếu tự
tin. Nhưng bạn có thể vượt qua điều đó, thậm chí biến nó thành lòng dũng cảm,
thông qua các nguyên tắc tự kỷ ám thị. Bạn có thể áp dụng các nguyên tắc này bằng
cách rất đơn giản như viết ra những ý tưởng chính, hồi tưởng, và lặp đi lặp lại
cho đến khi chúng trở thành một phần của bộ máy tâm thức.
Dưới đây là những nguyên tắc giúp bạn
vượt qua sự thiếu tự tin.
BÍ QUYẾT ĐỂ TỰ TIN
Thứ nhất: Tôi biết rằng tôi có khả
năng đạt được những mục tiêu rõ ràng của cuộc đời mình. Vì thế, tôi đòi hỏi bản
thân phải luôn kiên trì và tự nhủ luôn hành động hướng tới mục đích đó.
Thứ hai: Tôi nhận ra rằng những suy
nghĩ chi phối trong tâm trí mình cuối cùng cũng sẽ được chuyển hóa ra thế giới
bên ngoài thành những hành động thực chất và dần dần sẽ trở thành hiện thực. Vì
thế, tôi sẽ suy tưởng ba mươi phút mỗi ngày, nghĩ về người mà tôi ao ước trong
tương lai. Thực hiện điều đó sẽ giúp tạo nên tâm trí tôi một bức tranh tinh thần
rõ ràng.
Thứ ba: Tôi biết qua những nguyên tắc
tự kỷ ám thị nói trên rằng bất cứ khát vọng nào lưu trữ trong tâm trí con người
cuối cùng sẽ tìm thấy những phương tiện thực tế thích hợp để hoàn thành mục
tiêu. Vì vậy, tôi sẽ dành ra mười phút mỗi ngày để tự bồi đắp thêm lòng tự tin.
Thứ tư: Tôi viết ra một cách rõ
ràng mục đích chính của tôi trong cuộc sống, và tôi sẽ không ngừng cố gắng cho
tới khi có đủ lòng tự tin để đạt được mục tiêu ấy.
Thứ năm: Tôi hoàn toàn nhận ra rằng
sự giàu sang hay địa vị không được bền lâu nếu không được xây dựng trên cơ sở lẽ
phải và và sự công bằng. Vì vậy, tôi sẽ không tham gia những việc làm có thể gây
hại cho người khác. Tôi sẽ thành công bằng cách thu hút về mình sức mạnh mà tôi
muốn sử dụng cùng với sự cộng tác của mọi người. Tôi sẽ thuyết phục những người
xung quanh hỗ trợ tôi bởi vì tôi cũng sẵn sàng giúp đỡ họ. Tôi sẽ loại bỏ hận
thù, ghen ghét, ích kỷ và hoài nghi bằng cách mở lòng ra với mọi người. Tôi biết
thái độ tiêu cực đối với mọi người xung quanh sẽ không bao giờ mang đến cho tôi
thành công. Tôi sẽ làm cho mọi người tin tưởng ở tôi, vì tôi tin vào họ, cũng
như tôi tin vào chính bản thân mình.
Tôi sẽ đặc biệt lưu ý bí quyết này,
ghi nhớ và đọc nó lên mỗi ngày một lần với tất cả niềm tin rằng nó sẽ dần dần ảnh
hưởng đến suy nghĩ và hành động của tôi để tôi có thể trở thành một người tự chủ
và thành đạt.
Đằng sau bí quyết trên là một quy
luật tự nhiên mả các nhà tâm lý học gọi là tự kỷ ám thị. Đó là một kỹ thuật đã
được chứng minh là sẽ mang đến thành công cho mọi người nếu như áp dụng đúng
cách. Mặt khác, nếu áp dụng vô nguyên tắc, nó sẽ ngay lập tức gây nên những hiệu
ứng phá hoại. Nhận định dưới đây là một sự thật có ý nghĩa đáng để chúng ta phải
suy nghĩ: Những người ngã xuống vì thất bại và kết thúc cuộc đời mình trong
nghèo khó, khổ cực và túng quẫn đều do họ đã bị những ảnh hưởng tiêu cực của
nguyên tắc tự kỷ ám thị. Tất cả các cách nghĩ đều có xu hướng hiện ra thành những
giá trị vật chất tương đương.
THẢM HỌA CỦA CÁCH SUY NGHĨ TIÊU CỰC
Tiềm thức của chúng ta không có sự
phân biệt giữa những xung lực tư tưởng mang tính phá hoại hay mang tính xây dựng.
Nó hoạt động bằng nguồn nguyên liệu mà ta cung cấp cho nó, qua những suy nghĩ của
bạn thân. Một suy nghĩ được dẫn dắt bởi sự sợ hãi cũng như một suy nghĩ được dẫn
dắt bởi lòng dũng cảm và niềm tin, sẽ đều được tiềm thức chuyển hóa thành hiện
thực.
Điện đã làm quay bánh xe công nghiệp
và mang lại những dịch vụ hữu ích do nó đã được sử dụng một cách đúng đắn.
Nhưng ngược lại, khi sử dụng một cách sai lầm, nó hoàn toàn có thể giết chết
con người. Cũng vậy, luật của sự tự kỷ ám thị sẽ dẫn bạn đến sự bình yên và thịnh
vượng hay đến thung lũng của sự khổ đau, thất bại và cái chết, điều đó còn tùy
thuộc vào mức độ bạn am hiểu và áp dụng nó.
Nếu bạn lấp đều tâm hồn mình bằng nỗi
sợ hãi, sự hoài nghi và bạn không tin vào khả năng của bản thân có thể kết nối
và sử dụng sức mạnh của miền trí tuệ vô biên, thì bạn sẽ không thể sử dụng những
sức mạnh đó. Luật tự kỷ ám thị sẽ lấy sự thiếu tự tin và lòng hoài nghi làm chuẩn
mực để tiềm thức của bạn dựa vào đó mà chuyển hóa thành những giá trị vật chất
tương đương.
Như một cơn gió đưa con tàu về hướng
Đông, còn một cơn gió khác thì về hướng Tây, luật của sự tự kỷ ám thị cũng có
thể nâng bạn lên hay kéo bạn xuống, tùy theo cách bạn định hướng suy nghĩ của
mình.
Luật của sự tự kỷ ám thị có thể
giúp bất cứ ai vươn tới tầm cao của thành công ngoài sức tưởng tượng của chính
bản thân họ. Điều đó được miêu tả cụ thể trong những dòng thơ sau. Hãy chú ý ở
những chữ in nghiêng, bạn sẽ nắm bắt được ý nghĩa sâu xa của những dòng thơ đó.
“Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã bị đánh bại, bạn đã bị
đánh bại.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn không dám, bạn không bao giờ dám làm gì cả.
Nếu bạn muốn chiến thắng, nhưng bạn
nghĩ bạn không thể thắng nổi,
Thì gần như chắc chắn rằng bạn mãi
mãi không bao giờ chiến thắng.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ thất bại, bạn
đã thất bại rồi.
Bởi chúng ta sẽ nhận thấy rằng trong thế giới ngoài kia
Mọi thành công đều bắt nguồn và đồng
hành cùng ý chí.
Tất cả đều tùy thuộc trạng thái
tinh thần của bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn vượt trội, bạn
đã vượt trội
Bạn phải nghĩ thật cao, thật xa để
bay cao hơn, bay xa hơn nữa
Bạn phải tự tin ở bản thân mình,
Trước khi bạn có thể giành được
vòng nguyệt quế.
Những cuộc chiến trong đời
Không phải người mạnh hơn và nhanh
hơn bao giờ cũng thắng,
Nhưng sớm muộn gì thì người chiến
thắng
Cũng là người tin rằng anh ta sẽ thắng”.
Nếu bạn muốn có một minh chứng cho
sức mạnh của niềm tin, hãy học hỏi thành quả của những người đã sử dụng nó. Đứng
đầu danh sách là Đức Jesus. Nền tảng của đạo cơ Đốc là niềm tin, dẫu cho bao
nhiêu người đã xuyên tạc hay hiểu sai ý nghĩa của sức mạnh to lớn đó.
Nội dung và bản chất cơ của những lời
dạy cùng những thành quả diệu kỳ mà Đức Jesus đạt được không gì khác hơn là Niềm
tin. Nếu có bất kỳ hiện tượng nào được xem là “kỳ diệu”, nó chỉ được sản sinh
thông qua một trạng thái tinh thần được gọi là Niềm tin.
Cuộc đời và sự nghiệp của lãnh tụ Ấn Độ
Mathatma Gandhi là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất cho khả năng vô tận của
niềm tin. Gandhi đã sử dụng sức mạnh tiềm ẩn đó hiệu quả hơn bất kỳ ai sống
trong thời đại của ông mặc dù ông không có trong tay một công cụ chính thống
nào của sức mạnh như tiền bạc, tàu chiến, quân đội và các vật liệu chiến tranh
khác. Gandhi không có tiền, nhà cửa, thậm chỉ có một bộ quần áo, nhưng ông có một
sức mạnh đặc biệt. Làm sao ông có được sức mạnh đó?
Ông tạo ra nó thông qua sự hiểu biết
về nguyên tắc niềm tin. Và bằng tài năng thiên phú của mình, ông đã truyền niềm
tin đó cho hai trăm triệu người Ấn Độ
khác.
Gandhi đã tạo lập một kỳ công đáng
kinh ngạc: ảnh hưởng đến hai trăm triệu tâm hồn và kết nối họ thành một khối
duy nhất.
Nếu không phải là niềm tin, thử hỏi
còn sức mạnh nào trên đời này có thể làm được điều đó?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GÂY DỰNG MỘT GIA TÀI TỪ MỘT Ý TƯỞNG?
Một ví dụ
điển hình minh họa cho một ý tưởng có thể tạo ra một gia tài là sự ra đời của Tập
đoàn Thép Hoa Kỳ vào năm 1900. Khi đọc
câu chuyện sau, bạn hãy để ý những chi tiết chính và bạn sẽ hiểu làm thế nào
để biết ý tưởng trở thành những gia tài khổng lồ.
Đầu tiên, Tập
đoàn Thép Hoa Kỳ ra đời bắt nguồn từ ý tưởng được hình thành qua ý tưởng của
Charles M. Schwab. Thứ hai, ông hòa vào niềm tin đó một niềm tin mãnh liệt. Thứ
ba, ông hình thành một kế hoạch để biến ý tưởng đó thành hiện thực trên cả
phương diện nguồn lực lẫn tài chính. Thứ tư, ông đã bắt đầu hành động để thực
hiện kế hoạch đó bằng một bài phát biểu nổi tiếng ở câu lạc bộ Đại học. Thứ
năm, ông đã kiên định thực hiện và theo đuổi đến cùng ý tưởng đó, đưa ra những
quyết định chắc chắn cho tới khi ý tưởng đó hoàn toàn biến thành sự thật. Thứ
sáu, ông đã chuẩn bị cho thành công bằng một khát khao cháy bỏng vươn tới thành
công.
Nếu bạn nằm
trong số những người luôn ngạc nhiên tự hỏi không biết bằng cách nào họ tạo ra
những gia tài to lớn từ những xuất phát điểm rất thấp thì câu chuyện về sự hình
thành của Tập đoàn Thép Hoa Kỳ sẽ soi sáng cho bạn. Nếu bạn nghi ngờ luận điểm cho
rằng sự giàu sang bắt nguồn từ một ý niệm, câu chuyện sẽ xua tan nghi ngờ đó. Bạn
sẽ thấy rõ ràng trong câu chuyện về Tập đoàn Thép Hoa Kỳ, một phần chính yếu của
những nguyên tắc được mô tả trong cuốn sách này đã được ứng dụng như thế nào.
Sự mô tả
đáng kinh ngạc về sức mạnh của một ý tưởng này được John Lowell kể lại một cách
ấn tượng trong tờ New York World-telegram,
đoạn hay nhất được trích lại dưới đây với sự đồng ý của ông:
BÀI DIỄN THUYẾT TRỊ GIÁ MỘT TỶ ĐÔ-LA
Vào buổi tối
ngày 12 tháng 12 năm 1900, tám mươi nhân vật quyền quý của nền tài chính Mỹ gặp
nhau tại một buổi dạ tiệc của Câu lạc bộ University trên Đại lộ Số 5 để tôn vinh
một người đàn ông trẻ đến từ miền Tây xa xôi. Nhưng chỉ không hơn nửa tá khách
mời hôm đó có thể nhận ra rằng họ sắp sửa chứng kiến một sự kiện có ý nghĩa nhất
trong ngành công nghiệp Mỹ.
J. Edward
Simmons và Charles Steward Smith – với sự biết ơn chân thành trước lòng hiếu
khách mà Charles M. Schwab đã dành cho họ trong suốt chuyến đi vừa rồi đến
Pittsburgh – đã thu xếp một bữa tối để giới thiệu người đàn ông ba mươi tám tuổi
kinh doanh trong ngành sắt thép ấy với giới ngân hàng miền Tây. Nhưng họ không
mong đợi người đàn ông ấy làm đảo lộn cuộc họp mặt.. Họ đã nhắc
nhở Schwab rằng, những người New york huênh hoang tự phụ sẽ không mặn mà gì với
việc nghe diễn thuyết. Và vì thế, nếu anh ta không muốn làm phật ý những
Stillman, Harriman và Vanderbilt, tốt anh ta nên cố gắng tỏ ra lịch thiệp trong
vòng mười năm hay hai mươi phút rồi cứ để mọi thứ diễn ra như thế.
Ngay cả
John Pierpont Morgan, ngồi bên phía tay phải của Schwab với vẻ đường bệ uy
nghi, cũng có ý định làm cho buổi tiệc thêm trang trọng bằng cách xuất hiện
trong một thời gian ngắn. Đối với giới báo chí và công chúng, bữa tiệc này chỉ
là một sự kiện nhỏ. Không đủ lý do để được đăng lên mặt báo ngày hôm sau.
Hai người chủ trì và hai vị khách
quý của họ dùng bữa với bảy hay tám món thông thường. Có rất ít cuộc trò chuyện
và tất cả đều diễn ra chỉ trong chừng mực nào đó mà thôi.Rất ít chủ ngân hàng
và người môi giới chứng khoán đã từng gặp Schwab trước đó và không ai biết rõ về
ông cả cho dù sự nghiệp của ông đã khá rực rỡ dọc hai bên bờ Monongahela. Nhưng
trước khi buổi tối kết thúc, thời điểm các vị khách cùng với ông trùm tài chính
Morgan đang cất bước ra về thì cũng là lúc “đứa trẻ trị giá một tỷ đô-la” mang
tên Tập đoàn Thép Hoa Kỳ bắt đầu thai nghén.
Thật không may là lịch sử không hề
chép lại lời nói của Charles Schwab tại bữa tối hôm đó.
Tuy nhiên, đó là một cuộc trò chuyện
thân mật đến mức sai cả ngữ pháp( sự đúng đắn và tinh tế mặt về ngôn từ không
bao giờ làm Schwab bận tâm), nhưng cũng rất dí dỏm và hóm hỉnh.Song nó có một sức
kích động và ảnh hưởng lớn đến những người tham dự bữa tiệc tối hôm ấy, những
người mà tổng số vốn của họ ước tính lên tới 5 đô-la Mỹ. Sau khi buổi chiêu đãi
đã kết thúc, dư âm và ma lực quyến rũ của nó vẫn còn đọng lại. Dù cho Schwab đã
nói hơn chín mươi phút, Morgan vẫn dẫn nhà diễn thuyết đến một bậu cửa sổ. Họ
ngồi buông chân lủng lẳng trên bậu cửa đó một cách chẳng lấy gì làm thoải mái để
tiếp tục trò chuyện thêm một giờ đồng hồ nữa.
Sức lôi cuốn kỳ lạ trong cá tính của
Schwab đã được thể hiện với đầy đủ sức mạnh của nó. Nhưng quan trọng và trường
tồn với thời gian hơn cả là một dự án rõ ràng và dứt khoát mà ông đã đưa ra để
mở rộng phạm vi hoạt động của ngành thép. Nhiều người khác đã rất cố gắng thuyết
phục Morgan tham gia một tập đoàn thép theo mô hình sáp nhập của các ngành khác
như bánh bích quy, dây cáp điện, đường, cao su, rượu, dầu hay kẹo cao su. John
W. Gates,một nhà đầu cơ, đã từng cố thuyết phục nhưng Morgan không tin ông ta.
Anh em nhà Moore, Bill và Jim, những người buôn bán cổ phiếu ở Chicago, đã từng
cùng nhau thành lập một tập đoàn diêm và một tập đoàn bánh giòn. Họ cũng đã cố nài
nỉ Morgan, nhưng thất bại. Elbert H. Gary, một luật sư luôn tỏ ra cao đạo muốn
thúc đẩy dự án này song ông ta cũng không đủ tầm để gây ấn tượng cho Morgan. Chỉ
cho đến khi tài hùng biện của Schwab đã thuyết phục và đưa J. P. Morgan đến một
tầm cao mà ông có thể mường tượng ra được một kết quả chắc chắn, Morgan quyết định
sẽ đánh cược vào vự đầu tư tài chính táo bạo nhất từ trước tới nay này. Dự án
là một giấc mơ điên rồ của những người lập dị thích vung tiền qua cửa sổ.
Một thế hệ trước đó, sự hấp dẫn về
mặt tài chính đã khiến cho hàng ngàn công ty nhỏ và một số công ty được quản lý
yếu kém kết hợp thành những tâp đoàn lớn. Những sự kết hợp làm triệt tiêu những
sự cạnh tranh đó đã bắt đầu hình thành trong ngành sắt thép bằng những kế hoạch
của một “tên cướp biển vui tính” trong ngành kinh doanh, John W. Gates. Gates
đã thành lập công ty thép và dây cáp điện Mỹ từ hàng loạt công ty khác. Gates
cùng với Morgan đồng sáng lập Công ty Thép Liên bang.
Nhưng đối với tập đoàn khổng lồ và
đang ở thời kỳ đỉnh cao của Andrew Carnegie, một tập đoàn được sở hữu và điều
hành bởi năm mươi ba đối tác, thì những sự kết hợp khác thật nhỏ bé. Họ có thể
đồng tâm hợp lực làm ăn với nhau nhưng tất cả bọn họ hợp sức lại cũng không thể
làm tổn hại đến hoạt động của Tập đoàn Carnegie. Morgan biết điều đó và tất
nhiên là ông già lập dị người Scotland Carnegie cũng biết như thế.
Từ những tầng cao nguy nga tráng lệ
của lâu đài Skibo, Carnegie nhìn xuống, đầu tiên với sự thú vị nhưng sau đó là
sự bực tức đối với những nỗ lực mà các công ty nhỏ hơn của Morgan đang thực hiện
nhằm phá ngang công việc làm ăn của ông. Khi những nỗ lực phá ngang trở nên quá
trơ tráo, thái độ của Carnegie đã chuyển sang giận dữ và muốn trả đũa. Ông quyết
định “ nhân bản” mọi nhà máy thuộc quyền sở hữu của các đối thủ dể đối đầu với
họ. Cho đến thời điểm đó, ông chỉ bó hẹp trong việc bán thép thô và để cho các
công ty đó sản xuất thành bất kỳ hình thức nào họ muốn. Giờ đây, với Schwab làm
chủ tịch tập đoàn thép của mình, ông lên kế hoạch dồn địch thủ đến chân tường.
Bài diễn thuyết của Charles M. Schwab đã khiến Morgan tìm thấy giải pháp
cho vấn đề sáp nhập kinh doanh. Một sự thật là nếu một tập đoàn thép mà không
có Carnegie, người khổng lồ nhất trong ngành, thì sẽ không thể là một tập đoàn.
Như một nhà văn nào đó đã viết: một cái bánh put-đinh nhân nho nhưng bên trong
không có miếng nho khô nào thì không còn là một chiếc bánh put-đinh nữa.
Bài nói chuyện của Schwab trong đêm ngày 12
tháng 12 năm 1900, dù chưa có cam kết chính thức, rõ ràng là đã đi đến kết luận
rằng tập đoàn thép khổng lồ của Carnegie có thể sẽ được bảo trợ dưới cái ô tài
chính của Morgan. Schwab đã nói về tương lai của ngành thép,về khả năng tái cải
tổ để ngành này hoạt động hiệu quả, về sự chuyên môn hóa trong sản xuất, về loại
bỏ những nhà máy không thành công và tập trung nỗ lực vào những nhà máy phát đạt,
về khả nag8 tiết kiệm trong quá trình vận chuyển quặng, về tiết kiệt chi phí và tinh giản bộ máy hành
chính, về việc nắm bắt thị trường nước ngoài.
Hơn thế nữa, ông còn nói với những
kẻ “ cướp biển” trong buổi tiệc hôm đó về tác hại của việc “cướp bóc” mà họ
đang làm. Ông chỉ ra mục đích của họ là tạo ra sự độc quyền, nâng giá thành và
hưởng những khoản lợi nhuận thặng dư béo bở. Schwab kịch liệt chỉ trích hệ thống
này. Ông nói rằng sự thiển cận của chính sách như vậy là làm hạn chế thị trường
trong thời đại mà mọi thứ đều đang đòi hỏi được mở rộng. Bằng cách hạn giá thép
– ông lý giải - một thị trường rộng lớn hơn sẽ được thiết lập,
nhiều công dụng của thép sẽ được tạo ra, và một thị phần to lớn của nền thương
mại thế giới có thể nằm trong tầm tay. Thật ra,Schwab là người khởi xướng
phương pháp sản xuất hàng loạt hiện đại, dù lúc đó ông chưa ý thức được điều
đó.
Buổi tiệc tối tại Câu lạc bộ
University kết thúc. Morgan về nhà, nghĩ về dự án lạc quan của Schwab. Schwab trở
về Pittsburgh và tiếp tục công việc kinh doanh cho Andrew Carnegie, trong khi Gary và những người còn lại quay về
công ty của họ, tiến hành nhựng hoạt động cần chừng để đề phòng những chuyển biến
mới.
Họ không phải đợi lâu. Morgan mất
khoảng một tuần để ngẫm nghĩ và thấu hiểu những lý do thuyết phục mà Schwab đã
trình bày với ông. Khi ông tin chắc rằng không có hậu quả nào về mặt tài chính
trong dự án này, ông cho mời Schwab đến và thấy rằng người đàn ông trẻ khá rụt
rè. Schwab cho biết ngài Carnegie sẽ không hài lòng nếu thấy vị chủ tịch mà ông
ấy tin cậy lại quan hệ với Hoàng đế của phố Wall, nơi mà Carnegie nhất quyết
không bao giờ bước vào. Sau đó, John W. Gates đóng vai trò người môi giới, định
thu xếp cho Schwab “ vô tình” đến khách sạn Bellevue ở Philadelphia và J. P.
Morgan cũng “ ngẫu nhiên” tới đó để gặp Schwab. Nhưng khi Schwab đến, Morgan vẫn
đang ở nhà tại New York do bị ốm. Thế nhưng, trước lời mời gấp gáp của Morgan,
Schwab đã đến New York và có mặt trước thư phòng của ông trùm tài chính.
Các sử gia kinh tế tin rằng cả sân
khấu của vở kịch này từ đầu đến cuối là do Andew Carnegie sắp đặt. Bữa tối với
Schwab, bài diễn thuyết nổi tiếng, cuộc thảo luận tối Chủ nhật giữa Schwab với
ông trùm tiền tệ đềun là những sự kiện đã được ông già Scotland đó sắp đặt một
cách rất thông minh. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Khi Schwab được gọi đến
để hoàn tất bản thỏa thuận, ông thậm chí không biết liệu “ông chủ nhỏ” – người
ta thường gọi Andew Carnegie như thế - có thực sự muốn nghe lời đề nghị bán đó
hay không, đặc biệt là bán cho đám người mà Andew cho là chẳng có gì tốt đẹp
đó. Nhưng Schwab mang mang vào cuộc hội nghi sáu trang tài liệu quan trọng. Những
trong tài liệu đó trình bày những quan điểm của Schwab về giá trị vật chất và
tiềm năng lợi nhuận của mỗi công ty thép mà ông xem như một “ngôi sao không thể
thiếu” trên “bầu trời mới” của ngành công nghiệp luện kim.
Bốn người đàn ông trầm ngâm với những
trang tài liệu suốt đêm. Người đứng đầu, dĩ nhiên là Morgan, luôn tin tưởng chắc
chắn vào quyền năng vô hạn của tiền bạc. Cùng với ông là một cộng sự mang trong
mình dòng máu quý tộc, Robert Bacon, một học giả và là một người cực kỳ lịch
duyệt. Nhân vật thứ ba là John W. Gates, người mà Morgan khinh bỉ gọi là kẻ cờ
bạc và chỉ xem như một công cụ. Nhân vật thứ tư là Schwab, người biết rõ về quá
trình sản xuất và kinh doanh thép hơn bất kỳ ai trong nhóm. Suốt cuộc bàn thảo
đêm hôn đó, những trang tài liệu của người
đàn ông tới từ Pittsburgh, Pennsylvania chưa bao giờ bị nghi ngờ. Nếu ông nói một
công ty có giá trị, thì nó đúng là như thế và không còn gì phải nói thêm nữa.
Ông cũng khẳng định rằng chỉ có những cổ đông được ông chọn lựa mới được phép
tham gia vào liên minh trên. Ông hình dung về một tập đoàn trong đó không hề có
sự thiên vị, không có việc thảo mãn tính “tham lam” của những người bạn muốn dồn
hết công ty của họ lên “ đôi vai rộng” của Morgan.
Đến sáng, Morgan vươn vai đứng dậy.
Chỉ có một câu hỏi sau cùng.
“
Anh nghĩ anh có thể thuyết phục Carnegie bán không?”, Morgan hỏi.
“Tôi
sẽ thử”, Schwab trả lời.
“Nếu
anh có thể thuyết phục được ông ấy, thì tôi sẽ lo liệu mọi việc còn lại. ”
Cho đến thời
điểm đó, mọi việc đều ổn thỏa. Nhưng Carnegie có đồng ý bán không? Ông ta sẽ định
giá bao nhiêu? ( Schwab nghĩ là khoảng 320 triệu đô) Ông ta sẽ chấp nhận thanh
toán theo khoảng nào? Cổ phiếu thông thường hay cổ phiếu ưu đãi? Hối phiếu hay
tiền mặt? Không ai nhận bằng tiền mặt số tiền một phần ba tỉ đô-la cả.
Trong cuộc chơi goft vào tháng
Giêng năm 1901 trên mặt cỏ đóng cứng băng ở sân goft St. Andrews ở Westchester,
Andrew sù sụ trong chiếc áo len cho khỏi lạnh, còn Chales thì nói liến thoắng
như thường lệ để lên “dây cót” tinh thần. Nhưng không có từ nào liên quan đến
công việc được nhắc tới cho tới khi hai người đã yên vị trong căn chòi ấm áp cảu
Carnegie gần đó. Rồi cũng với khả năng thuyết phục đã thôi miên tám mươi nhà
triệu phú ở Câu lạc bộ University, Schwab đã rót vào tai ông vua thép những lời
hứa hẹn thật rực rỡ về một tuổi già thoải mái, về hàng triệu vấn đề linh tinh để
thoả mãn tính cách tương đối đồng bóng của ông già Carnegie. Cuối cùng Carnegie
đầu hàng, viết ran một cái giá trên miếng giấy nhỏ rồi đưng nó cho Schwab và
nói: “Thôi được, chúng tôi sẽ bán với giá
này”.
Con số đó là khoảng bốn trăm triệu đô-la, bao
gồm ba trăm hai mươi triệu đô-la như Schwab ước tính, và cộng thêm tám mươi triệu
đô-la cho giá trị gia tăng trong hai năm qua.
Sau này, tại
một chiếc bàn trên chuyến tàu vượt Đại Tây Dương, Carnegie rầu rĩ nói với
Morgan: “Lẽ ra tôi nên đòi ông thêm 100
triệu đô nữa”.
“Nếu anh đòi, thì anh đã có rồi”, Morgan
trả lời Carnegie với vẻ đắc thắng.
Dĩ nhiên,
đây là một sự kiện chấn động. Một phóng viên người Anh nhận xét thế giới sắt
thép ở các nước khác đang “hoảng sợ” bởi liên minh khổng lồ vừa mới được hợp nhất.
Hiệu trưởng Hadley của Đại học Yale khẳng định rằng nếu như những tập đoàn như
thế này không được pháp luật điều chỉnh hợp lý thì nước Mỹ sẽ được chứng kiến “một
đế chế mới ở Washington trong vòng hai mươi lăm năm nữa”. Nhà môi giới tài năng
Keene đã đẩy mạnh việc tung cổ phiếu của tập đoàn mới này ra công chúng, và tất
cả số cổ phiếu ước tính gần 600 triệu đô-la đã được bán hết vèo trong nháy mắt.
Carnegie nắm được hàng triệu đô-la cổ phiếu và Tập đoàn Morgan được tới 62 triệu,
các “ cậu bé”, từ Gates đến Gary, đều có tiền triệu trong tay.
SỰ GIÀU CÓ BẮT NGUỒN TỪ TRONG Ý TƯỞNG
Câu chuyện kịch tính về thương vụ
mà vừa đọc xong là một minh chứng hoàn hảo cho phương pháp mà qua đó niềm khát
khao có thể trở thành nhựng giá trị vật chất tương đương.
Tổ chức khổng
lồ đó đã được thành lập qua tâm trí của con người. Kế hoạch hợp nhất các nhà
máy đơn lẻ để tạo nên sự vững mạnh và ổn định về mặt tài chính đã được hìn
thành trong tâm trí của Schwab từ trước đó khá lâu. Niềm tin, khát vọng, óc tưởng
tượng, sự kiên trì của ông là những “thành tố” đưa ông vào nền lịch sử sắt thép
Hoa Kỳ. Những phân tích cẩn thận đã cho thấy giá trị tài sản của tập đoàn tăng khoảng
sáu trăm triệu đô-la ( tương đương 12 tỷ đô-la ngày nay) chỉ nhờ một giải pháp
đơn giản là hợp nhất các nhà sản xuất lại dưới một sự quản lý chung.
Nói cách
khác, ý tưởng của Schwab, cùng với niềm tin mà ông đã truyền vào tâm trí của
J.P. Morgan và những người khác, đã được tung ra thị trường và đem về một khoản
lợi nhuận lớn là sáu trăm triệu đô. Kết quả không tầm thường chút nào cho chỉ một
ý tưởng!
Tập đoàn
Thép Hoa Kỳ làm ăn rất phát đạt và trở thành một trong những tập đoàn giàu có
và quyền lực nhất nước Mỹ, tuyển dụng hàng ngàn nhân công, phát triển những
công dụng mới cho thép và mở ra những thị trường mới, chứng minh rằng lợi nhuận
600 triệu đô-la mà ý tưởng của Schwab tạo ra là thực tế.
Sự giàu có bắt nguồn dưới dạng những
ý tưởng.
Tiền bạc chỉ
đến với những người biết cách biến những suy nghĩ của họ thành kế hoạch hành động.
Niềm tin sẽ xóa bỏ mọi giới hạn! Hãy nhớ điều này khi bạn mặc cả với Cuộc đời
cho bất cứ điều gì bạn muốn với cái giá mà bạn sẵn sàng chi trả.
Kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến
thắng,
còn người chiến
thắng thì không bao giờ bỏ cuộc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét