LÀM CHỦ SỰ DO DỰ
Bước làm giàu thứ bảy
Việc phân
tích thất bại trong cuộc sống của hơn 25.000 người cho thấy thiếu quyết đoán gần
như đứng đầu danh sách ba mươi mốt nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại.
Do dự, trái
ngược với quyết đoán, là kẻ thù chung mà hầu hết mọi người chúng ta đều phải chế
ngự nếu muốn thành công.
Bạn sẽ có
cơ hội kiểm định khả năng đưa ra những quyết định dứt khoát và rõ ràng sau khi
đọc xong cuốn sách này và bắt đầu thực hành những nguyên tắc đã được miêu tả trong
sách.
Phân tích của
tôi về hàng trăm người có tài sản trên một triệu đô-la Mỹ cho thấy một thực tế
là từng người trong số họ đều có thói quen ra quyết định rất nhanh chóng, và nếu
có thay đổi thì lại thay đổi chúng rất chậm. Tất cả những người thất bại trong
làm giàu đều có thói quen đưa ra quyết định rất chậm, nhưng lại thay đổi chúng
rất nhanh chóng và thường xuyên.
Một trong những phẩm chất nổi bật nhất của
Henry Ford là thói quen đưa ra quyết định chóng vánh, rõ ràng và rất ít khi chịu
thay đổi chúng. Thói quen này đã ảnh hưởng tới Ford sâu sắc đến mức nó làm ông
nổi tiếng vì sự ngoan cố và bướng bỉnh của mình. Chính đặc tính này đã thúc đẩy
Ford tiếp tục sản xuất dòng xe Model T nổi tiếng của ông (kiểu xe... xấu nhất
thế giới), trong khi tất cả các cố vấn và khách hàng đều thúc giục ông thay đổi
nó.
Có thể ngài Ford đã trì hoãn quá lâu việc thay đổi, nhưng ở một khía cạnh khác, những quyết
định vững vàng của Ford đã giúp ông có được một gia tài kếch xù, trước khi thay
đổi một kiểu xe nào đó trở nên thật sự cần thiết. Không còn nghi ngờ gì nữa, thói
quen quyết định rõ ràng và nhất quán của Ford đã làm ông trở thành một người bướng
bỉnh, nhưng điều này còn tốt hơn việc quyết định một cách chậm chạp và thay đổi
chúng nhanh chóng.
ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH CỦA RIÊNG BẠN
Phần đông những người không kiếm đủ
tiền để trang trải cho cuộc sống thường là những người dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến
của người khác. Họ cho phép những chuyện ngồi lê đôi mách, những lời đồn đại, ý
kiến của những người khác và của phóng viên báo chí suy nghĩ thay cho họ. Ý kiến
là món hàng rẻ tiền nhất trên trái đất này. Mỗi người đều có một đống ý kiến và
sẵn sàng tặng cho những ai muốn nghe. Nếu bạn để mình bị tác động bởi ý kiến của
người khác trong việc đưa ra quyết định, bạn sẽ không thành công trong bất cứ
việc gì, và đừng nói đến việc biến khát khao của bạn thành tiền bạc.
Nếu bạn để ý kiến của người khác ảnh
hưởng tới mình, bạn sẽ không có khát vọng nào cho riêng bản thân cả.
Hãy giữ vững lập trường khi bạn bắt
đầu áp dụng những nguyên tắc được miêu tả ở đây, hãy đưa ra và thực hiện quyết
định của riêng bạn. Đừng để ai ảnh hưởng tới niềm tin của bạn, ngoại trừ những
thành viên trong “Nhóm trí tuệ ưu tú” của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ lựa chọn
vào “Nhóm trí tuệ ưu tú” đó những người hoàn toàn thông hiểu và phù hợp với mục
đích của mình.
Bạn thân và những người họ hàng dù
không cố ý nhưng vẫn hay cản trở chúng ta bằng những “ý kiến” đủ loại và đôi
khi bằng những sự chế nhạo dù chỉ với mục đích đùa vui. Hàng ngàn người đã mang
mặc cảm tự ti suốt đời chỉ bởi một vài người xung quanh tuy có ý tốt nhưng ngu
xuẩn đã phá hoại công việc của họ bằng những “ý kiến” hay những lời chế nhạo.
Bạn có tâm hồn và khối óc của riêng
mình. Hãy sử dụng nó và tự mình đưa ra quyết định. Trong những trường hợp cần
tham khảo thông tin từ người khác để đưa ra quyết định, bạn hãy âm thầm thu nhập
thông tin và đừng tiết lộ mục đích của mình.
Một đặc điểm nữa của những người có
kiến thức nông cạn là họ luôn cố tỏ ra thông thái. Họ thường nói quá nhiều và
ít khi chịu lắm nghe. Hãy nghe và quan sát thật nhiều nhưng nói ít thôi nếu bạn
muốn tập thói quen quyết định nhanh mọi vấn đề. Những người nói quá nhiều thường
làm rất ít. Nếu bạn nói nhiều hơn nghe, bạn không chỉ bỏ qua các cơ hội để tích
lũy những kiến thức mà còn để lộ kế hoạch và mục đích cho người khác. Những người
này sẽ rất khoái trá khi hạ được bạn vì họ luôn ngầm ghen tỵ với bạn.
Cũng cần nhớ rằng, mỗi khi bạn mở
miệng nói trước một người có kiến thức uyên thâm có nghĩa là bạn đang cho thấy
kiến thức thực sự của bạn. Sự thông thái đích thực thường thể hiện qua tính
khiêm tốn và im lặng.
Hãy lưu ý rằng mỗi người bạn cùng cộng
tác, cũng như chính bản thân bạn, đều đang tìm kiếm cơ hội để tích lũy tiền bạc.
Nếu bạn nói về kế hoạch của mình quá thoải mái, bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy
rằng một người nào đó đã đánh bại bạn trước, kế hoạch mà bạn đã ngốc nghếch tiết
lộ ra với họ.
Đọc xong cuốn sách này, hãy để quyết
định đầu tiên của bạn là: từ nay sẽ học cách im lặng để lắng nghe và quan sát
nhiều hơn.
Như một lời nhắc nhở, bạn hãy chép
lại câu nói sau đây và đặt nó ở nơi bạn có thể nhìn thấy nó hàng ngày: “Hãy cho tất cả thế giới biết những gì bạn
muốn làm nhưng trước hết hãy thực hiện những điều đó đã”.
Và đây là một câu tương tự: “Hành động, chứ không phải lời nói, mới là
thứ có giá trị nhất”.
Giá trị của những quyết định nằm ở
lòng dũng cảm để thực hiện nó. Những quyết định vĩ đại làm nền móng cho văn
minh nhân loại đã được đưa ra bất chấp những rủi ro lớn, thậm chí có khả năng
phải hy sinh cả tính mạng của người dám đưa ra quyết định.
Quyết định ban hành Bản Tuyên ngôn
Giải phóng Nô lệ của Lincoln nhằm trả lại quyền tự do cho những người Mỹ gốc
Phi vẫn được đưa ra mặc dù Lincoln hiểu rằng hành động đó có thể làm hàng ngàn
người bạn và những người ủng hộ quay sang đối nghịch với ông.
Khi nhà cầm quyền Athens buộc
Socrates phải lựa chọn giữa cái chết và việc chối bỏ những triết lý của mình,
Socrates đã quyết định uống chén thuốc độc chứ không chịu phản lại niềm tin của
mình. Đó là một quyết định dũng cảm. Một quyết định đi trước thời đại cả ngàn
năm và mang lại cho các thế hệ sau quyền tự do tự do tư tưởng và tự do ngôn luận.
NĂM MƯƠI SÁU NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI GIÁ TREO CỔ
Quyết định
vĩ đại nhất của mọi thời đại mà bất kỳ công dân Mỹ nào cũng biết được đưa ra
vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 ở Philadelphia, khi năm mươi sáu người cùng ký tên
vào một văn kiện mà họ biết rõ là: hoặc mang tự do đến toàn dân Mỹ, hoặc làm
cho từng người trong số họ phải bước lên giá treo cổ!
Có thể bạn
đã biết về sự kiện nổi tiếng này nhưng có lẽ bạn chưa rút ra bài học kinh nghiệm
tuyệt vời ẩn chứa trong nó. Đó chính là bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ.
Hầu hết người
Mỹ đều nhớ ngày mà quyết định trọng đại này đã được đưa ra, nhưng ít người biết
rằng sự ra đời của quyết định này đòi hỏi những người soạn thảo phải có một
lòng dũng cảm như thế nào. Các công dân Mỹ thuộc lịch sử, nhớ những ngày tháng,
tên tuổi của những người chiến đấu và hy sinh vì nước Mỹ; nhớ những thung lung
Forge, Yorktown; nhớ George Washington và Lord Cornwallis. Nhưng ít ai biết được
sức mạnh thực sự đằng sau tất cả những tên tuổi, ngày tháng và địa danh này
- cái sức mạnh đã đảm bảo cho người Mỹ
quyền tự do một thời gian dài trước khi quân đội của Washington đến Yorktown.
Không có bi
kịch nào bị các nhà chép sử bỏ qua, thậm chí ngay cả dấu hiệu nhỏ nhất của nguồn
sức mạnh đã sinh ra và mang đến sự tự do cho nước Mỹ. Tôi nói đó là một bi kịch
vì nó giống hệt như sức mạnh được sử dụng bởi từng cá nhân để khắc phục khó
khăn trong cuộc sống và bắt cuộc sống phải xoay chuyển theo chúng ta.
Chúng ta
hãy xem xét lại một cách ngắn gọn sự kiện đã sinh ra nguồn gốc sức mạnh này.
Câu chuyện bắt đầu với một cuộc bạo động nổ ra ở Boston vào ngày 5 tháng 3 năm
1770. Lính Anh lúc đó đang tuần tra trên đường phố, sự hiện diện của họ công
khai đe dọa người dân. Những người định cư đến vùng đất mới châu Mỹ đã nổi giận
với những người có vũ trang hành quân ngay trong lãnh thổ của họ. Họ bắt đầu biểu
lộ sự tức giận và phẫn nộ này một cách công khai, bằng cách ném đá cũng như những
lời lẽ không mấy hay ho về đám quân lính đang hành quân cho tới khi viên sĩ
quan chỉ huy ra lệnh: “Bật lưỡi lê... Tiến
lên!”
Cuộc chiến đã nổ ra. Kết quả là rất
nhiều người chết và bị thương. Cuộc bạo động đã gây ra một sự giận dữ đến mức Hội
đồng Bang (bao gồm những người định cư uy tín nhất) đòi hỏi phải có một cuộc họp
với mục đích đưa ra những hành động rõ ràng và dứt khoát. Hai thành viên của Hội
đồng là John Hancock và Samuel Adams. Họ đã tuyên bố một cách dũng cảm về sự cần
thiết của một bước chuyển biến đổi để đuổi lính Anh ra khỏi Boston.
Hãy nhớ điều này: quyết định của
hai người đàn ông đó có thể coi như bước khởi đầu của quyền tự do mà nước Mỹ
ngày nay đang hưởng. Cũng hãy nhớ rằng, quyết định nguy hiểm đó cũng đòi hỏi phải
có niềm tin và lòng dũng cảm. Trước khi cuộc họp của Hội đồng kết thúc, Samuel
Adams đã được chỉ định làm người đại diện để yêu cầu thống đốc của bang,
Hutchinson, phải rút toàn bộ lính Anh ra khỏi Boston.
Lời yêu cầu được chấp thuận, nhưng
xung đột vẫn chưa chấm dứt. Chính tình huống đó đã tạo ra một hoàn cảnh định mệnh
thay đổi hoàn toàn xu hướng phát triển của xã hội.
Richard Henry Lee đã trở thành một
nhân tố quan trọng trong câu chuyện này vì ông và Samuel Adams đã liên lạc thường
xuyên (bằng thư từ) để chia sẻ một cách thoải mái những mối lo sợ và hy vọng của
họ liên quan đến sự thịnh vượng của người dân trong nhiều vùng trên đất Mỹ. Từ
thực tế này, Adams đã nảy ra một ý tưởng trao đổi thư từ thường xuyên giữa 13
bang. Ông hy vọng điều này sẽ giúp mang đến những nỗ lực hợp tác cần thiết nhằm
đưa đến giải pháp cho các vấn đề của họ.
Tháng 3 năm 1772, hai năm sau cuộc đụng độ với quân lính ở Boston, Adams
đã trình bày ý tưởng này dưới dạng một bản kiến nghị trước Hội đồng bang. Ông đề
xuất thành lập một Ủy ban Liên lạc giữa các bang thuộc địa với những ủy viên
thường trực được chỉ định rõ ràng trong mỗi bang. Mục đích của Ủy ban này là “một
sự cộng tác thân thiện cho sự phát triển của các tiểu bang thuộc địa trên đất Mỹ”.
Ủy ban đó là sự khởi đầu cho một tổ
chức có ảnh hưởng rộng khắp được ra đời và mang đến tự do cho con người Mỹ.
Nhóm “Trí tuệ ưu tú” đã được hình thành, bao gồm Adams, Lee và Hancock.
Trong khi đó, người Anh cũng không
hề phung phí thời gian. Họ cũng có một số kế hoạch và hình thành liên minh “Trí
tuệ ưu tú” của họ với lợi thế có sẵn là tiền bạc và lực lượng quân đội được tổ
chức tốt.
Một quyết định thay đổi lịch sử
Hoàng đế
anh George III đã chỉ định Gage thay thế Massachusetts. Một trong những hành động
đầu tiên của ngài thống đốc mới là gởi một sứ giả đến gặp Samuel Adams để cố gắng
làm ông chùn bước vì sợ hãi.
Bạn có thể
hiểu những gì đã xảy ra khi đọc đoạn trích ra từ cuộc đối thoại giữa Đại tá
Fenton (sứ giả của Gage) và Adams.
Đại tá
Fenton nói: “Tôi được Thống đốc Gage ủy
quyền tới đây để bảo đảm với ngài rằng, Thống đốc sẽ trao cho ngài những lợi
ích thỏa đáng (nỗ lực muốn mua chuộc Adams bằng lời hứa sẽ hối lộ ông) với điều
kiện là ngài sẽ không tiếp tục chống đối các biện pháp của chính phủ. Đó là lời
khuyên của Thống đốc dành cho ngài, ngài Adams, đừng gây thêm khó chịu cho Đức
vua nước Anh nữa. Hành động của ngài có thể khiến ngài chịu những hình phạt
theo đạo luật của vua Henry VIII, theo đó một người có thể bị dẫn độ về Anh quốc
để xét xử vì tội phản quốc hay tiếp tay cho bọn phản quốc. Thống đốc bang hoàn
toàn có quyền tự quyết định người nào thuộc diện như vậy. Nhưng, bằng cách thay
đổi quan điểm chính trị của mình, ngài sẽ không chỉ nhận được những bổng lộc hậu
hĩnh mà còn có thể sống hoà bình với Đức vua”.
Samuel
Adams có hai sự lựa chọn. Ông có thể ngừng đấu tranh và nhận hối lộ hoặc tiếp tục
chiến đấu để có thể phải đối mặt với giá treo cổ!
Rõ ràng đây
là lúc Adams phải đưa ra quyết định ngay lập tức, một quyết định có thể phải trả
giá bằng mạng sống của mình. Adams yêu cầu Đại tá Fenton phải hứa danh dự là sẽ
chuyển đến Thống đốc chính xác từng chữ câu trả lời của mình.
Adams trả lời: “Để nghị ngài nói với Thống đốc Gage rằng
từ xưa tới nay tôi vẫn luôn hòa hiếu với Đức vua chí tôn. Nhưng không quyền lợi
cá nhân nào có thể thuyết phục tôi từ bỏ sự nghiệp chân chính của đất nước
mình. Và hãy nói với Thống đốc Gage rằng đây là lời khuyên của Samuel Adams
dành cho ông ta, đừng xúc phạm tới tình cảm của một con người đang giận dữ”.
Khi Thống đốc
Gage nhận được câu trả lời cay độc của Adams, ông ta giận run người và đưa ra lời
tuyên bố sau: “Tôi, nhân danh Đức vua, sẽ
dành sự khoan hồng và độ lượng nhất cho tất cả những ai ngay lập tức buông vũ
khí và quay về với công việc thanh bình hàng ngày của họ, ngoại trừ Samuel
Adams và John Hancock. Những tội ác của chúng quá tàn nhẫn đến nỗi không thể tha thứ.
Chúng đáng phải chịu những hình phạt thích đáng nhất”.
Adams và
Hancock đang ở thế ‘cưỡi trên lưng cọp”. Mối đe dọa từ ngài Thống đốc đang giận
dữ buộc họ phải đưa ra một quyết định khác, cũng nguy hiểm không kém. Họ nhanh
chóng tổ chức một cuộc họp bí mật với những người trung thành nhất. Sau khi mọi
người tề tựu, Adams khóa cửa cất chìa khóa vào túi và thông báo về sự khẩn cấp
phải tổ chức một Đại hội giữa những người khai hóa với nhau. Ông tuyên bố không
ai có thể rời khỏi phòng cho đến khi quyết định cuối cùng về một Đại hội như thế
được đưa ra.
Bầu không
khí trở nên rất sôi động. Một số ủng hộ cân nhắc những hậu quả có thể có từ động
thái cực đoan này. Số khác tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả và xác đáng của một
kế hoạch rõ ràng là công khai chống lại Đức vua như thế này. Bị khóa trong căn
phòng đó còn có hai người “miễn dịch” trước sự sợ hãi, không hề thấy khả năng
thất bại. Đó là Hancock và Adams. Với sự ảnh hưởng của họ, những người đã bị
thuyết phục hoàn toàn và nhất trí với nhau rằng, Ủy ban Liên lạc, sẽ sắp xếp để
Đại hội Lục địa lần thứ nhất của Hoa Kỳ được tổ chức tại Philadelphia vào ngày
5 tháng 9 năm 1774.
Các bạn hãy
ghi nhớ ngày này vì nó còn quan trọng hơn cả ngày 4 tháng 7 năm 1776. Nếu không
có quyết định tổ chức Đại hội Lục địa thì cũng không có Bản Tuyên ngôn Độc lập.
Trước kỳ họp
thứ nhất của Đại hội, một nhà lãnh đạo khác ở một vùng khác của nước Mỹ đã rất
khó khăn mới có thể cho xuất bản tiểu luận
“Một cái nhìn tổng quát về quyền lợi của nước Mỹ thuộc Anh” (Summary
View of the Right of British America).
Đó chính là Thomas Jefferson của bang Virginia, người mà mối quan hệ với Huân
tước Dunmore (đại diện cho vua Anh ở Virginia) cũng căng thẳng như mối quan hệ
giữa Adams và Hancock với Thống đốc Gage vậy.
Không lâu
sau khi tiểu luận nổi tiếng của mình được xuất bản, Jefferson được thông báo
cho biết rằng ông đã trở thành đối tượng bị truy tố vì tội danh phản bội lại
chính phủ chính quốc dưới sự trị vì của Đức vua George III. Trước lời đe dọa
đó, một trong những đồng sự của Jefferson, Patrick Henry, đã thẳng thắn bày tỏ
quan điểm của mình bằng một câu nói bất hủ mãi mãi đi vào lịch sử: “nếu người ta gọi đó là phản bội thì hãy tận
dụng triệt để sự phản bội đó”.
Họ là những người không có quyền lực, uy thế,
tiềm lực quân sự lẫn tiền bạc nhưng đã ngồi lại cùng bàn bạc nghiêm túc về số
phận của những vùng đất thuộc địa. Cuộc chiến đấu của họ bắt đầu từ phiên khai
mạc Đại hội Lục địa lần thứ nhất và tiếp tục trong suốt hai năm cho đến ngày 7
tháng 6 năm 1776. Richard Henry Lee xuất hiện và làm cả chủ tịch lẫn Đại hội sửng
sốt vì bài phát biểu của mình:
“Thưa các quý ngài, tôi đã thảo một bản
tuyên kiến nghị trong đó khẳng định rằng Liên hiệp các vùng thuộc địa ở Bắc Mỹ
này có quyền được hưởng tự do, độc lập và được miễn trừ tất cả mọi bổn phận đối
với Vương quốc Anh. Và tất cả các mối quan hệ chính trị giữa các bang thuộc địa
với chính quốc phải được hoàn toàn xóa bỏ!
Quyết định quan trọng nhất từng được văn bản hóa
Bản kiến
nghị gây kinh ngạc của Lee đã được thảo luận rất say sưa và mất nhiều thời gian
đến nỗi ông bắt đầu mất kiên nhẫn. Cuối cùng, sau nhiều ngày tranh cãi, ông lại
đứng lên và tuyên bố với một giọng nói đầy rõ ràng và quyết đoán: “Thưa ngài chủ tịch, chúng tôi đã thảo luận
vấn đề này nhiều ngày qua. Đây là con đường duy nhất mà tất cả chúng ta phải đi
theo.vậy thì thưa ngài, tại sao chúng ta phải bàn thảo quá nhiều và trì hoãn
quá lâu như vậy để có thể đưa ra quyết định? Tại sao phải thận trọng đến thế?
Hãy để cho nước cộng hòa ấy phát triển không phải để phá hủy và chinh phạt mà để
tái lập lại sự ngự trị của hòa bình và luật pháp”.
Trước khi bản
kiến nghị được thông qua, Lee bị gọi về Virginia vì người thân trong gia đình
lâm bệnh nặng. Nhưng trước khi đi, Lee đã trao lại việc này cho bạn ông, Thomas
Jefferson, người đã hứa là sẽ chiến đấu đến hơn thở cuối cùng để Đại hội có những
hành động thuận với đề xuất của Lee. Không lâu sau đó, Chủ tịch Đại hội là
Hancock đã chỉ định Jefferson làm chủ tịch hội đồng soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc
lập của nước Mỹ.
Hội đồng đã
làm việc vất vả trong một thời gian dài để có được một văn bản mà nếu được Đại
hội thông qua sẽ đồng nghĩa với việc mỗi người ký tên vào đó cũng là ký tên vào
giấy báo tử của chính mình. Nếu những người di cư thua trong cuộc chiến với
Vương quốc Anh thì điều đó chắc chắn xảy ra.
Văn bản đã
được thảo xong và vào ngày 28 tháng 6, bản thảo được công bố trước Đại hội. Nó được
thảo luận, sửa đổi và hoàn thiện trong một vài ngày. Vào ngày 4 tháng 7 năm
1776, Thomas Jefferson đứng trước Hội đồng và mạnh dạn đọc quyết định quan trọng
nhất từng được ghi bằng văn bản.
“Trong quá trình phát triển của loài người,
một dân tộc luôn cần phá bỏ những liên kết chính trị đã ràng buộc dân tộc đó với
dân tộc khác, để nắm lấy giữa vô vàn nguồn
sức mạnh trên trái đất này, quyền được tồn tại độc lập và bình đẳng mà tạo hóa
đã ban tặng. Để thể hiện sự tôn trọng, đúng mực trước quan điểm của nhân loại,
họ cần tuyên bố những lý do thúc đẩy họ phải giành lấy quyền độc lập của mình.”
Sau khi
Jefferson đọc xong, văn bản này được lấy biểu quyết, thông qua và ký kết bởi
năm mươi sáu người. Tất cả họ đều dám đánh cược mạng sống của mình khi quyết định
ký vào văn bản đó. Quyết định đó đã khai sinh ra một quốc gia với sứ mệnh mang
đến cho nhân loại quyền tự quyết định vĩnh viễn vận mệnh của mình.
Phân tích
những sự kiện dẫn đến sự ra đời của Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, ta có thể thấy
đất nước mà ngày nay đang có được sự tôn trọng và ảnh hưởng đối với các quốc
gia khác trên thế giới đã được sinh ra từ một quyết định được hình thành bởi một
nhóm “Trí tuệ ưu tú” gồm 56 người. Hãy ghi nhớ rằng quyết định của họ đã đảm bảo
chiến thắng cho quân đội của Washington bởi tinh thần của quyết định đó nằm
trong trái tim của mỗi người lính ngoài mặt trận và trở thành một nguồn sức mạnh
tinh thần to lớn. Sức mạnh tinh thần này không chấp nhận sự thất bại.
Và hãy nhớ
rằng sức mạnh đã mang lại cho quốc gia này sự tự do cũng chính là nguồn sức mạnh
phải được sử dụng của từng công dân, những con người của tự do. Nguồn sức đó được
hình thành nhờ chính những nguyên tắc được đề cập đến trong cuốn sách này. Không
khó để nhận thấy rằng trong câu chuyện về Bản Tuyên ngôn Độc lập có ít nhất sáu
nguyên tắc sau đây: khát vọng, sự quyết đoán, niềm tin, lòng kiên trì, nhóm “Trí
tuệ ưu tú” và khả năng tổ chức kế hoạch.
NẾU BIẾT RÕ MÌNH MUỐN GÌ, CHẮN CHẮC BẠN SẼ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ
Triết lý
này sẽ khiến cho bạn tự tìm thấy cho mình những lời gợi ý cho câu hỏi tại sao những
khát vọng mãnh liệt được hậu thuẫn bởi cách nghĩ sẽ chuyển thành những giá trị
vật chất tương đương. Câu chuyện về sự hình thành nước Mỹ cũng như sự hình
thành Tập đoàn Thép Hoa Kỳ là những ví dụ hoàn hảo về phương pháp tạo nên bước
chuyển đáng kinh ngạc đó.sẽ không thể tìm ra nó. Bạn chỉ có thể tìm thấy những
luật tự nhiên vĩnh cửu. Những luật này có sẵn cho những người có niềm tin và
lòng dũng cảm để sử dụng chúng. Chúng có thể được sử dụng để mang đến tự do cho
một quốc gia hoặc sự giàu có cho mỗi con người.
Người có
quyết định nhanh chóng và rõ ràng biết rất rõ họ muốn gì và thường đạt được
chúng. Người lãnh đạo trong mọi lĩnh vực xã hội đều quyết định một cách nhanh
chóng và chặt chẽ. Đó chính là lý do giải thích vì sao họ là lãnh đạo. Thế giới
này có thói quen tạo cơ hội cho những người mà lời nói và hành động thể hiện rằng
anh ta biết mình đang đi đến đâu.
Thiếu quyết
đoán là thói quen thường bắt đầu khi còn trẻ. Thói quen này càng trở nên cố hữu
hơn khi bạn cứ học hết tiểu học, trung học và thậm chí cả đại học mà không hề
có một mục đích rõ rệt nào.
Thói quen
thiếu quyết đoán đi theo sinh viên vào những ngành nghề mà họ lựa chọn. Nói
chung, những người trẻ tuổi mới ra trường thường tìm bất cứ việc gì mà họ có thể làm được. Họ
chọn công việc họ tìm thấy đầu tiên vì họ đã rơi vào thói quen thiếu quyết
đoán. Đa số những người làm công ăn lương ngày nay đều đang nắm giữ những chức
vị không thay đổi vì họ thiếu quyết tâm rõ ràng nhằm vươn tới một vị trí khác.
Họ cũng thiếu kiến thức để lựa chọn được một người lãnh đạo phù hợp.
Quyết định
rõ ràng luôn đòi hỏi lòng dũng cảm, đôi khi phải cực kỳ can đảm. Năm mươi sáu
người ký tên vào Bản Tuyên ngôn Độc lập đã đánh cược mạng sống của họ khi đặt bút
ký lên văn kiện đó. Người đưa ra quyết định tìm một công việc cụ thể nào đó và
bắt cuộc sống phải trả cho anh ta đúng với những gì anh ta đáng nhận được thì
không đặt cược cuộc sống của mình vào quyết định đó. Nhưng anh ta đặt cược sự tự
do kinh tế của mình. Sự độc lập về tài chính, sự giàu có hay một vị trí đáng mơ
ước trong công việc không nằm trong tầm tay những người hờ hững, thiếu tham vọng,
thiếu kế hoạch và không thật sự khao khát những điều đó. Người có niềm khát
khao giàu có như Samuel Adams khao khát tự do cho các vùng thuộc địa chắc chắn
sẽ trở nên giàu có.
Không người nào đạt được những
thành công vĩ đại mà không sẵn
lòng
chấp nhận hy sinh.
Google phát hành Android 7.0 Nougat trong tháng này
Trả lờiXóaNếu theo dõi Google trong năm 2016 này, chúng ta có thể thấy hãng tìm kiếm thường đẩy nhanh các bản cập nhật so với những năm trước đó. Ví dụ như bản developer của Android 7.0 Nougat được tung ra vào đầu tháng 3 thay vì chờ tới Google I/O 2016 (sớm trước 2 tháng).
Giờ đây, khi bản dùng thử cuối cùng của Android 7.0 đã được tung ra, Google có vẻ như đang sẵn sàng phát hành sớm phiên bản chính thức của hệ điều hành này. Theo nguồn tin từ "vua tin đồn" Evan Blass (@evleaks), bản chính thức, hoàn thiện của Android 7.0 sẽ ra mắt ngay trong tháng 8/2016.
#ICT
#ICTVN
#ICTVIETNAM
http://ictvn.com/cong-nghe-thong-tin/phan-mem/google-ph-225-t-h-224-nh-android-7-0-nougat-trong-th-225-ng-n-224-y.html
SỨC MẠNH DẪN DẮT
Trả lờiXóaBước làm giàu thứ chín
Sức mạnh bảo đảm sự thành công trong quá trình tích lũy tiền bạc. Mọi kế hoạch sẽ trở nên vô dụng nếu không đủ sức mạnh để biến nó thành hành động. Chương này sẽ miêu tả phương pháp giúp một người có thể đạt được và áp dụng sức mạnh đó.
Sức mạnh có thể được định nghĩa là “kiến thức được tổ chức tốt và định hướng một cách thông minh”. Sức mạnh, theo nghĩa được sử dụng ở đây, muốn nói đến những nỗ lực có tổ chức đủ để giúp một cá nhân có thể biến khát khao thành giá trị tiền bạc tương đương. Những nỗ lực có tổ chức hình thành qua sự phối hợp những nỗ lực của hai hay nhiều người cùng làm việc để hướng tới một mục đích rõ ràng trên tinh thần hòa hợp.
Sức mạnh rất cần thiết trong quá trình tích lũy tiền bạc. Sức mạnh cũng cần thiết để giữ lại tiền bạc sau khi đã tích lũy được chúng.
http://www.phanngocloi.com/2016/07/nghi-giau-lam-giau-chuong-9-suc-manh.html
LÀM CHỦ SỰ DO DỰ
Trả lờiXóaBước làm giàu thứ bảy
Việc phân tích thất bại trong cuộc sống của hơn 25.000 người cho thấy thiếu quyết đoán gần như đứng đầu danh sách ba mươi mốt nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại.
Do dự, trái ngược với quyết đoán, là kẻ thù chung mà hầu hết mọi người chúng ta đều phải chế ngự nếu muốn thành công.
Bạn sẽ có cơ hội kiểm định khả năng đưa ra những quyết định dứt khoát và rõ ràng sau khi đọc xong cuốn sách này và bắt đầu thực hành những nguyên tắc đã được miêu tả trong sách.
http://www.phanngocloi.com/2016/07/nghi-giau-lam-giau-chuong-7-tinh-quyet.html