ĐẮC NHÂN TÂM PHẦN 3 12 CÁCH HƯỚNG NGƯỜI KHÁC SUY NGHĨ THEO BẠN NGUYÊN TẮC 10 KHÔNG TRANH CÃI ~ PHAN NGỌC LỢI

ĐẮC NHÂN TÂM PHẦN 3 12 CÁCH HƯỚNG NGƯỜI KHÁC SUY NGHĨ THEO BẠN NGUYÊN TẮC 10 KHÔNG TRANH CÃI


Tôi còn nhớ 1 bài học vô cùng quý giá đã học được trong 1 buổi tiệc ở Luân Đôn. Đó là tiệc mừng ông Ross Smith, 1 phi công xuất sắc trong Thế chiến thứ nhất, được Nhà vua Anh quốc phong tước Hiệp sĩ, được Chính phủ Úc tặng 1 phần thưởng lớn và được cả nước Mỹ kính trọng.

Lần đó, người ngồi bên cạnh tôi kể 1 câu chuyện hài hước minh chứng cho câu trích dẫn thế này: "Có 1 vị thần sắp đặt mẹnh chúng ta, Ngài muốn sao thì ta phải chịu vậy". Ông ấy cho rằng câu đó trong Kinh thánh. Tôi biết rõ là ông ấy đã nhầm. Và, để tỏ ra mình quan trọng và muốn khoe khoang kiến thức, tôi nói rằng ông đã sai. Ông ấy nói: "Anh bảo sao? Shakespeare ư? Không thể nào! Phi lý! Câu trích dẫn này là ở Kinh thánh. Tôi chắc chắn như thế". Ngồi bên trái tôi là người bạn cũ Frank Gammond, anh là 1 chuyên gia nghiên cứu về Shakrspeare. Thế là chúng tôi đồng ý giao vấn đề này cho Gammond làm "trọng tài". Gammond lắng nghe, đá vào chân tôi dưới gầm bàn và nói: "Dale, anh sai rồi. Ông ấy nói đúng. Câu ấy ở Kinh thánh". Đêm ấy, trên đường về, tôi bực tức hỏi Gammond: "Frank, cậu biết câu trích dẫn này là của Shakespeare cơ mà?".

"Đúng thế, dĩ nhiên là thế! Trong "Hamlet", hồi năm, cảnh 2. Nhưng này anh bạn! Chúng ta là khách trong 1 buổi tiệc. Tại sao phải chứng minh ông ấy sai? Điều đó khiến ông ấy quý mến cậu không? Sao không để cho người ấy giữ thể diện. Ông ấy không hỏi ý kiến của cậu. Vậy cậu tranh cãi với ông ấy làm gì? Điều đó chẳng có lợi gì cho cậu cả".

Không những tôi đã khiến cho người kể chuyện khó chịu mà còn thấy anh bạn của tôi vào 1 tình huống khó xử. "Đừng cố tranh cãi chỉ để giành phần thắng!". Người bạn dạy tôi câu này giờ đã qua đời, nhưng lời khuyên đó vẫn còn giúp tôi cho đến bây giờ.

Đây là 1 bài học hết sức giá trị bởi vì tôi vốn là 1 tay cãi lý cố chấp bất trị. Khi còn nhỏ, tôi thường cãi lý với anh tôi về mọi chuyện trên đời dưới biển. Khi đến trường trung học, được học logic và cách lý luận, tôi lại tham gia mọi cuộc tranh luận. Sau đó, tôi học về cách tranh luận  và cách lập luận ở New York nên lại càng thích tranh luận hơn. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy thật xấu hổ vì đã có lần còn định viết 1 quyển sách về tranh luận nữa.

Từ đêm đó trở lại, tôi đã biết lắng nghe, chú ý quan sát kết quả của hàng ngàn cuộc tranh luận. Cuối cùng tôi đã đi đến kết luận rằng trên đời này chỉ có 1 cách giải quyết tranh cãi tốt nhất, đó là tránh để xảy ra tranh cãi  đôi co. Phải tránh nó như tránh rắn độc hay tránh động đất và núi lửa vậy.

Chín trong số 10 cuộc tranh cãi đều đưa đến kết quả là ai cũng tin chắc rằng mình đúng, thế rồi 2 bên ngày càng xa cách nhau.

Nhưng thật  ra kết quả cuối cùng của bất cứ cuộc tranh cãi nào là không có ai thắng cả. Bởi vì nến như bạn thua, thì rõ ràng là bạn đã thua. Còn nếu như bạn thắng, thì bạn vẫn cứ thua. Tại sao thế? Đơn giản là vì khi bạn thắng 1 người khác, khi bạn chứng tỏ rằng kiến thức của đối phương kém, lập luận của anh ta đầy những lỗ hổng và đầu óc anh ta có vấn đề... nghĩa là bạn đã làm cho lòng tin, lòng tự hào của người đó bị tổn thương. Anh ra sẽ bi quan hoặc tức tối vì sự đắc thắng của bạn... Còn bạn, đắc chí với "thắng lợi" của mình, bạn quên rằng khi con người bị buộc phải chống lại ý muốn của mình, họ sẽ cố bám lấy ý kiến, quan điểm của họ bằng mọi giá, mọi góc độ, dù là bằng góc nhìn hẹp nhất. Như vậy, cuối cùng thì bạn cũng thua.

Cách đây bao nhiêu năm, trong lớp của tôi có 1 học viên tên Patrick J. O'Haire, học vẫn tương đối thấp và rất ưa cãi lý. Anh ta từng làm tài xế rồi nhân viên bán hàng nhưng không mấy thành công. Anh ta cứ luôn gây gỗ và chống lại chính những người mà anh đang tìm cách bán hàng cho họ. Mỗi khi khách hàng nói 1 điều gì không hay về món hàng anh  ta đang bán thì Pat đỏ mặt tía tai như muốn độp vào mặt đối phương. Giai đoạn ấy, Pat thường thắng trong những cuộc tranh cãi, như anh kể lại: "Tôi thường bước ra khỏi 1 văn phòng nào đó với sự đắc ý rằng mình đã dạy cho gã khách hàng tiềm năng nhưng ngu ngốc ấy 1 bài học. Rõ ràng là tôi đã dạy cho anh ta điều gì đó nhưng không biêts anh ta có cảm nhận được gì và rốt cục - điều quan trọng nhất là - tôi chẳng bán được gì cho anh ta cả".

Tôi không dạy cho Patrick J. cách tranh cãi để thắng mà chỉ ra rằng anh ta không nên nói nhiều và nên tránh các cuộc tranh cãi. Thế rồi, Patrick J. đã trở thành 1 trong những người bán hàng xuất sắc của Công ty White Motor ở New York. Anh ta đã làm điều đó như thế nào? Đây là câu chuyện theo chính lời anh ta kể.

"Nếu bây giờ khách hàng có nói: "Cái gì? Xe tải hãng White  à? Kém lắm! Có cho không cũng không nhận. Tôi sẽ mua xe từ hãng Whose", thì tôi sẽ đáp: "Vâng, xe của hãng  đó rất tốt. Nếu ông mua xe tải của hãng đó, ông sẽ không swoj lắm. Công ty đó uy tín, phục vụ chu đáo". Lúc đó anh ta sẽ không nói gì được nữa. Không có chỗ nào để tranh luận. Anh ta không thể nói mãi suốt buổi rằng xe Whose tốt nhất. Lúc đó, chúng tôi rời khỏi chủ đề xe tải của hãng Whose và bắt đầu nói về những điểm tốt của xe tải hãng White Motor. Có 1 thời, những lời nhận xét điều mà tôi không muốn nghr như thế sẽ làm tôi nóng mặt. Tôi muốn tìm nhược điểm của lọa xe đó, nhưng tôi càng cố tranh cãi thì khách hàng kaij càng bênh vực nó và khi càng bênh vực nó thì anh ta lại càng tin chắc rằng xe của hãng ấy tốt hơn xe hãng tôi. Cứ như thế thì làm sao tôi có thể bán được hàng? Tôi đã phí nhiều năm trong đời để gây gổ và chống đối. Giờ đây tôi học được cách ứng xử 1 cách khôn ngoan. Cách này mang lại lợi ích hơn nhiều".

Nhà thông thái Ben Franklin nói: "Nếu bạn cố tranh cãi để thắng thì đấy cũng chỉ là 1 chiến thắng vô nghĩa, bởi vì bạn sẽ không bao giờ nhận được thiện chí và sự hợp tác của đối phương.

Cho nen bạn phải cân nhắc. Bạn thực sự muốn gì, cố gắng giành 1 chiến thắng giả tạo về mặt lý thuyết hay đạt được thiện chí thực sự của 1 con người? Bạn được gì và mất gì? Và rất hiếm khi người ta đạt được cả 2.

Một tờ báo ở Boston đã trích đăng những dòng chữ từ 1 tấm bìa đặc biệt như sau:

"Đây là nơi yên nghỉ của William Jay,

Người đã cho rằng mình luôn luôn đúng

Nhưng dù sai hay đúng,

Ông cũng vẫn chết, không kém, không hơn."

Bạn có thể đúng, cực đúng khi nắm thế áp đảo trong 1 cuộc tranh cãi. Nhưng nếu không thể thuyết phục người khác thì dù bạn đúng bao nhiêu đi nữa cũng vô ích.

Frederick S. PArsons, 1 chuyên tư vấn thuế thu nhập cá nhân đã từng tranh cãi hàng giờ đồng hồ với 1 thanh tra thuế của chính phủ về 1 khoản doanh thu 9.000 đô-la. Parsons cho rằg 9.000 đô-la này trên thực tế là 1 món nợ khó đòi, có  thể không bao giờ thu được và vì thế, không nên đánh thuế. Người thanh tra đáp lại: "Tôi không cần biết. Một khi đã càng cứng rắn hơn thôi". Thế là Parsons quyết định không tranh cãi nữa.

Ông nói: "Tôi biết đây là 1 việc nhỏ so với vô số những vấn đề quan trọng và khó khăn đang cần ông giải quyết. Tôi đã nghiên cứu về thuế, nhưng chỉ hiểu biết qua sách vở chứ không có được kiến thức và kinh nghiệm thực tế như ông. Đôi khi tôi cũng muốn có 1 công việc đầy thử thách như ông". Người thanh tra lập tức ngồi thẳng lên, về những trò gian dối tinh vi mà ông ta đã phát hiện. Giọng người thanh tra bảo sẽ xem lại vấn đề của Parsons. Ba ngày sau, ông ấy thông báo rằng sẽ không thu thuế trên khoản doanh thu khó đòi đó.

Người thanh tra thuế này thể hiện rõ 1 trong những nhược điểm phổ biến nhất của con người. Đó là mong muốn chứng tỏ sự quan trọng của mình. Khi Parsons cãi lý với ông, lẽ tự nhiên là ông lớn tiếng trấn áp để khẳng định uy thế của mình. Nhưng khi đối phương đã công nhận tầm quan trọng của ông thì lập tức ông tỏ ra là người dễ cảm thông và độ lượng.

Đức Phật dạy: "Oán không bao giờ diệt được oán, chỉ có tình thương yêu mới diệt được oán". Tranh cãi không giải quyết được bất hòa, chỉ có lòng khoan dung và thiện chí nhìn nhận sự việc bằng quan điểm của đối phương mới giải hòa được.

Có lần Tổng thống Lincoln khuyên 1 sĩ quan trẻ khi anh này tranh cãi dữ dội với 1 đồng nghiệp: "Không ai muốn tiến thân mà anh lại phí thì giờ vào chuyện tranh chấp riêng tư. Đôi khi cũng phải biết nhường người khác, mặc dầu biết rõ mình có lý. Thà nhường lối cho 1 con còn hơn tranh nhau với nó để bị nó cắn. Vì dù có giết được con chó sau đó thì vết cắn cũng không lành ngay được".

Một bài viết trong "Bits and Pieces" có thể đưa ra vài gợi ý giúp bạn tránh những bất đồng và không rơi vào các cuộc tranh cãi không cần thiết:

Sẵn sàng chấp nhận việc bất đồng quan điểm: "Khi 2 đối tác bao giờ cũng nhất trí với nhau, thì chỉ cần ý 1 bên là đủ". Nếu như có ý kiến bất đồng, đó là cơ hội để bạn kịp điều chỉnh trước khi phạm 1 lỗi lầm nghiêm trọng.

Đừng tin vào cảm nhận đầu tiên của bạn: Phản ứng tự nhiên đầu tiên của chúng ta trong 1 tình huống khó chịu là tự vệ. Hãy cẩn thận. Hãy giữ bình tĩnh và thận trọng với những phản ứng đầu tiên của bạn. Nó có thể là tệ nhất, thay vì là tốt nhất.

Kiểm soát cảm xúc của bạn: Hãy nhớ rằng, người ta có thể đánh giá được tính tình của 1 con người bằng cách làm cho người ấy nổi giận.

Lắng nghe trước: Hãy nhường cho đối thủ của bạn 1 cơ hội chia sẻ. Hãy để cho họ nói hết, đừng ngắt lời, tranh cãi hay tự vệ, vì như thế chỉ dựng lên những hàng rào chia cắt. Hãy tìm cách xây nên những nhịp cầu chia sẻ, cảm thông.

Tìm những điểm chung: Khi nghe đối phương trình bày, trước tiên hãy chú ý đến những điểm mà bạn tán thành.

Trung thực nhận lỗi: Hãy nhìn những sai lầm của mình và xin lỗi. Điều này sẽ khiến cho đối thủ mất vũ khí và sẽ giảm bớt độ chống đối.

Hứa xem xét cẩn thận ý kiến của đối phương: Hãy nhớ rằng, đối phương có thể đúng. Việc tán thành ý kiến của họ ở giai đoạn này sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc chịu đựng cảnh họ vỗ tay nói: "Chúng tôi đã tìm cách dạy bảo ông, nhưng ông không chịu nghe" khi khả năng thất bại xảy ra vì bạn cứ khăng khăng theo ý mình.

Thành thật cảm ơn đối thủ về sự quan tâm của họ: Bất cứ ai mất thì giờ tranh cãi với bạn cũng đều quan tâm đến những chuyện bạn đang quan tâm. Hãy nghĩ đến họ như những người thực sự muốn giúp đỡ bạn, như thế bạn có thể biến các đối thủ của mình thành bạn bè.

Đừng hành động vội để cả 2 bên có thì giờ suy nghĩ thấu đáo vấn đề: Hãy gợi ý rằng cả 2 cần gặp lại nhau vao hôm khác, khi đã thu thập đủ dữ kiện để đưa ra bàn luận. TRong khi chuẩn bị cho cuộc họp ấy, hãy tự hỏi mình vài câu hỏi khó trả lời:

Đối tác của mình có lý không? Có lý chỗ nào? Phải chăng lẽ phải hay ưu thế thuộc về lập trường hay lập luận của họ? Cách phản ứng của mình có giải quyết được vấn đề hay chỉ giúp mình khỏi bị tổn thương? Nó sẽ đẩy các đối tác đi xa hay kéo họ lại gần mình hơn? Cách phản ứng của mình có được những người tốt đánh giá cao hay không? Mình sẽ thắng hay thua? Phải trả giá nào nếu như mình thắng? Nếu mình im lặng thì có hết mâu thuẫn không? Tình huống khó khăn này có phải là 1 cơ hội cho mình hay không?

* Khi thấy đối phương bắt đầu nổi cáu thì bạn hãy kết thuốc cuộc tranh luận bằng 1 câu nói vui nào đó
-Ph.Chếtrfield

* Khi tranh luận với 1 người, bạn cần định hướng để sau cuộc tranh cãi bạn sẽ có thêm 1 người bạn.
- Diodore

* Đừng bao giờ cố tranh cãi với người ở cấp cao hơn, mà hãy trình bày rõ ý kiến của mình bằng sự khiêm tốn.
- George Washington 

* Tranh cãi là trò chơi của 2 người hay 2 nhóm người nhưng trò chơi này không có bên nào thắng cuộc cả.
- Benjamin Franklin

NGUYÊN TĂC 10:
CÁCH GIẢI QUYÊT TRANH CÃI TỐT NHẤT LÀ ĐỪNG ĐỂ NÓ XẢY RA.

2 nhận xét:

  1. Tranh cãi là trò chơi của 2 người hay 2 nhóm người nhưng trò chơi này không có bên nào thắng cuộc cả.
    - Benjamin Franklin

    http://www.phanngocloi.com/2017/04/ac-nhan-tsam-phan-3-12-cach-huong-nguoi.html

    Trả lờiXóa
  2. Chuyên Chụp Hình Sản Phẩm - Lê Hóa
    chụp hình sản phẩm giá rẻ
    chụp hình sản phẩm chuyên nghiệp
    chụp ảnh sản phẩm đẹp
    chụp ảnh sản phẩm giá rẻ
    dịch vụ chụp ảnh sản phẩm
    Chuyên chụp ảnh cưới hỏi, du lịch và sản phẩm cần quảng cáo. LH: 0978474199, 0933521269 Mr Hóa
    Địa chỉ: Quốc Lộ 19 Nhơn Thọ An Nhơn Bình Định

    Trả lờiXóa